Chân gà tần hoa hồi

Nguyên liệu:
chân gà tần hoa hồi một món đặc biệt, tốt cho sức khỏe
1-   Chân gà ..........10 cái

2-   xì dầu ...........3 thìa canh

3-   Mì chính ..........15gr

4-   Đường phèn......1 thìa canh.

5-   Ngũ vị hương .....1 gói nhỏ

6-   Hoa hồi.............3 cai

7-   Dầu thơm..........1 thìa cà phê.

8-   Nước dùng gà.......500gr




Cách làm 
1-   Chân gà  bóc  lớp da ngoài,bỏ móng,rửa sạch
2-   Cho nước dùng và các gia vị vào chảo  đun sôi,sử dụng chế độ lửa nhỏ tần cho tới khi chân gà chín, có vị thơm   là được.Cũng có thể tần bằng phương pháp cách thủy nhưng thời gian cần phải kéo dài thêm.
3-   Khi vớt chân gà ra phải đợi cho ráo nước mới đơm lên đĩa.
 Bách khoa nhỏ về món Chân gà tần

1-   Chân gà và móng giò lợn cũng vậy đều hàm chứa nhiêu protein dưới dạng keo.Ăn chân gà tần giúp bạn cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp.
2-   Món chân gà tần cũng là mồi nhậu lai rai giúp các bạn bè có thêm thời gian trò  chuyện bên mâm cỗ ngày tết.
3-   Khi chon mua chân ga bạn nhớ chon những cái chân gà mập,trăng trẻo không có nhưng  vết sứt,những khuyết tật.
                                                                                     Đào đức Dâu
                                               Món ăn dân gian của dân tộc Tày Lạng Sơn

Chân gà tần hoa giao

Đây là món ăn rất dặc biệt và ngon mà cách làm không khó khăn chỉ mất chút thời gian chờ đợi Dưới đây mình xin giới thiệu món này cho 6 người ăn Nguyên liệu: 1. Chân gà 12 đôi. 2. Hoa giao một loạt thuốc bắc có thể mua ở hiệu thuốc bắc. 450gr 3. Muối ăn 7gr 4. Mì chính 10gr 5. Rượu trắng 15gr 6. Dầu ăn 25gr 7. Nước dùng gà 750ml 8. Gừng tươi 10gr 9. Hành tươi 10gr

chân gà tần hoa giao
Cách làm: B1. Chân gà rửa sạch, bỏ mòng rồi trần qua nước sôi. Đặt tất cả chân gà vào dụng cụng bằng gốm sứ lớn, nếu không có bạn có thể cho vào nồi hấp. B2. Đợt cho gia vị lần thứ nhất: Gừng, hành mỗi thứ 5gr, mì chính 10gr, rượu trắng 10gr, muối 6gr, 2/3 nước dùng, dầu ăn. B3. Cho chân gà vào tần khoảng 2h đồng hồ, có thể tần cách thủy hay không cách thủy cũng được, bắc nồi tần ra khỏi bếp. B4. Đợt cho gia vị lần thứ 2: Phi thơm hành gừng sau đó cho số gia vị còn lại vào đun sôi cho thêm vài xấp nước nữa là được. Đơn giản phải không các bạn! Chúc cac bạn thành công! Tác giả: Đào Đức Dâu

Thực phẩm tốt cho người già

Rất nhiều người cao tuổi có những khó khăn trong việc lựa chọn thức ăn, nhiều người lo lắng quá đến nỗi thiếu hụt chất dinh dưỡng. Sự suy giảm của hệ thống tiêu hóa, răng miệng và không ít những bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn mỡ máu... khiến người cao tuổi có những khó khăn khi lựa chọn thức ăn. Nhiều người lo lắng quá đến mức quá kiêng khem dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vậy người cao tuổi nên lựa chọn những thức ăn thế nào cho phù hợp? Thức ăn giàu chất xơ là lựa chọn hàng đầu Đây là nhóm thức ăn được khuyến cáo cần thiết sử dụng cho nhiều bệnh mạn tính đang có xu hướng gia tăng như tim mạch, tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid... Tất cả các chế độ điều trị không dùng thuốc cho những bệnh nhân này đều đề cập đến dinh dưỡng giàu chất xơ. Trong đó các chuyên gia cũng chú trọng nhiều hơn đến chất xơ có trong sản phẩm tự nhiên hơn là chất xơ có trong các thức ăn chế biến sẵn. Rau quả tươi, nhất là những rau màu xanh thẫm như cải xanh, súp lơ... đều giàu chất xơ. Không chỉ có tác dụng ngăn chặn tăng đường huyết sau ăn, ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, kiểm soát cholesterol, triglycerid... mà chất xơ còn vô cùng quan trọng cho người mắc các bệnh đường tiêu hoá như táo bón, trĩ, dự phòng ung thư đại tràng, chống táo bón, giúp vi khuẩn đường ruột cân bằng.

rau xanh nhiều chất xơ
Bổ sung các vi chất bằng thức ăn Hiện là nhóm thức ăn chức năng phổ biến nhất. Việc bổ sung vi chất có tính toàn cầu như bổ sung iốt, sắt, vitamin A vào thực phẩm đã có tác dụng phòng được các bệnh bướu cổ, thiếu máu thiếu sắt, nguy cơ mù loà do thiếu vitamin A. Nhiều quốc gia đã có chủ trương bổ sung iốt vào muối ăn, sắt vào gia vị, vitamin A vào đường. Thức ăn được bổ sung vitamin, khoáng chất nhiều là bột mì, gạo, muối, bột trẻ em, sữa, nước uống, gia vị, đường. Nước trái cây là thức uống được khuyến nghị bổ sung các nhu cầu về vitamin C, E, beta - caroten. Sữa có bổ sung acid folic, vitamin và khoáng chất cho phụ nữ có thai cũng được sử dụng ở nhiều nước. Thực phẩm có bổ sung canxi, vitamin D cho người già, phụ nữ mãn kinh đề phòng loãng xương. Tìm kiếm acid béo thiết yếu DHA (Docosaheaenoic acid) và ARA (Arachidonic acid) là những thành phần acid béo thiết yếu, có nhiều trong dầu thực vật, dầu cá, dầu đậu nành, là thành phần quan trọng của màng tế bào, thành phần quan trọng của não và võng mạc. Đây là những acid béo rất cần thiết cho sức khỏe con người, đặc biệt là người già và trẻ em. Việc bảo đảm sức khoẻ không chỉ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học mà còn phải có sự kết hợp tập luyện thân thể hằng ngày và một tinh thần thoải mái. Phòng ngừa và chữa trị táo bón qua thực phẩm
ngăn ngừa và chữa trị táo bón qua thực phẩm
Táo bón là chứng bệnh gây nhiều "đau khổ" ở người già, nhiều cụ "ôm" nhà vệ sinh hàng giờ đồng hồ mà vẫn bó tay, việc dùng các thuốc chống táo bón liên tục thực sự không có lợi. Vì thế bên cạnh việc uống đủ 1,5 lít nước/ngày người già cần biết cách phòng chống căn bệnh này bằng thực phẩm. Các thực phẩm có tác dụng phòng chống táo bón là nhóm thức ăn có bổ sung vi sinh vật sống có lợi cho cơ thể, làm cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm tăng cường miễn dịch ở niêm mạc ruột và miễn dịch hệ thống, cải thiện dinh dưỡng, giảm nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, tiêu cabonhydrat, chống táo bón, chống dị ứng, giảm cholesterol máu, chống sinh u, tăng hấp thụ canxi, tăng cường sự tổng hợp vitamin do vi khuẩn đường ruột. Bình thường, đường ruột của cơ thể có trên 400 chủng vi khuẩn sinh sống, tạo ra một hệ vi khuẩn ruột. Hệ vi khuẩn ruột có thể chia thành hai nhóm: nhóm vi khuẩn có lợi, làm tăng cường sức khoẻ và nhóm vi khuẩn có thể gây bệnh. Bình thường, nhóm vi khuẩn có lợi chiếm ưu thế, chiếm đa số, có từ 106 đến 1.010 vi khuẩn/gam phân, còn nhóm vi khuẩn gây bệnh là nhóm thiểu số, chỉ có dưới 106 vi khuẩn/gam phân. Một khi nhóm vi khuẩn gây bệnh chiếm ưu thế hơn nhóm vi khuẩn có lợi thì sẽ gây bệnh cho cơ thể. Vi khuẩn có lợi chính ở hệ vi khuẩn ruột là Lactobacilli và Bifidobacteria. Các vi khuẩn có lợi cho sức khoẻ có chức năng cạnh tranh không cho vi khuẩn gây bệnh định cư ở đường ruột, kích thích miễn dịch chống nhiễm khuẩn, giúp tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, tổng hợp một số vitamin nhóm B và vitamin K. Sữa chua là một đồ ăn có chứa lactobacillus.

Ngon bổ chế biến từ hạt Sen


Sen là biểu tượng của Việt Nam, đẹp như người phụ nữ, trong sáng, tinh khiết, Sen còn là loài hoa đẹp mang nhiều ý nghĩa, không chỉ đẹp mà hạt sen còn tác dụng dưỡng tâm, là thực phẩm bổ dưỡng, dược liệu quí. Hạt sen rất có ích cho người suy nhược cơ thể, mất ngủ…xin giới thiệu một số mòn ăn ngon bổ làm từ hạt Sen

Chè hạt sen long nhãn
Nấu chè với 100g hạt sen tươi, 200g long nhãn tươi, đường cát trắng. Món chè này có tác dụng bổ huyết, an thần.
chè hạt sen long nhãn

Cháo hạt sen tuyết nhĩ
Hạt sen 50g, tuyết nhĩ (mộc nhĩ trắng) 50g, gạo nếp 50g, đường cát. Tuyết nhĩ ngâm nước cho mềm, rửa sạch, thái nhỏ. Hạt sen, gạo nếp xay thành bột, nấu với 500 ml nước, vặn nhỏ lửa. Khi cháo sôi thì cho mộc nhĩ, đường vào khuấy đều.
Ăn một lần vào buổi chiều, lúc đói bụng.
Món cháo này có ích cho phụ nữ vào thời kỳ tiền mãn kinh. 
cháo hạt sen tuyết nhĩ


Chè hạt sen, đậu đỏ
Hạt sen tươi 150g, đậu đỏ 100g, trần bì (vỏ quýt khô) 10g, đường phèn. Hạt sen tươi bỏ tâm, rửa sạch, để ráo. Đậu đỏ rửa sạch, cho vào nồi cùng với hạt sen và lượng nước vừa đủ. Nấu sôi khoảng 30 – 40 phút cho chín nhừ.
chè hạt sen đậu đỏ

Vỏ quýt khô rửa sạch, ngâm mềm rồi xắt sợi, cho vào nồi cùng với đường phèn.
Nấu thêm trên lửa nhỏ khoảng 20 phút cho đậu và hạt sen thấm đường.
Món này nên ăn nguội vào lúc đói bụng, có ích cho người ăn uống không tiêu, đầy bụng, tay chân sưng thũng.
Theo Afamily

Riêu cá Chép - ngon lạ

Món ăn đơn giản rất dễ làm, thay đổi món hàng ngày cho gia đình bạn.

riêu cá chép
Nguyên liêuj: chép, tuỳ số lượng người ăn mà chúng ta chuẩn bị lượng cá phù hợp thường thì 300g/ một người. Cà chua Rau bắp cải Hành, tỏi Gia vị không thể thiếu mẻ. Cách làm: Cá rửa sạch, bóc mang, chặt khúc, ướp gia vị Cà chua sắt múi, cải sắt nhuyễn. Phi thơm tỏi rồi cho cà chua vào xào lên rồi cho nước vào đun sôi. khi nước sôi, cho cá và cải vào nấu chín sau đó cho mẻ vào, tắt bếp. Múc ra bát lớn rắc hành, thì là sắt khúc cho vào. Vậy là xong. Chúc các bạn ngon miệng Nguồn Sưu tầm

Canh cải với cá rô đồng

Đây là một món canh mà nhà mình rất ưa thích. Từ nhỏ mình đã rất thích ăn canh rau cải xanh dù chỉ là canh nấu suông với vài mẩu gừng. Ngày đó còn học mẫu giáo, bữa ăn trưa nào mà các cô cho ăn canh rau cải xanh thì mình ăn cơm rất ngon lành, chỉ chờ được đến lúc các cô gọi lên để chan canh vào bát Cá rô đồng thường nhà mình làm hai món: một là chiên giòn tan chấm nước mắm tỏi ớt chanh, hai là dùng để nấu món canh cải xanh này. Món chiên giòn thì làm rất nhanh, chỉ cần làm sạch rồi đem chiên với nhiều dầu cho cá chín giòn là xong. Còn nấu canh thì phức tạp hơn, nhất là với ai không đủ kiên nhẫn để ngồi gỡ thịt cá ra khỏi xương thì cũng là một thử thách đó Mình thường ướp cá với một chút mắm, gừng, tiêu, sau đó đem luộc với một chút xíu nước. Cá vừa chín thì lấy ra gỡ lấy phần thịt nạc để ra bát riêng. Phần thịt này khi nào nấu canh gần được thì mới cho vào để thịt cá không bị nhạt. Còn lại phần đầu, đuôi và xương cá thì mình đem giã nhuyễn – như giã cua – sau đó đem lọc lấy nước – cũng như lọc cua. Nước này sẽ dùng để nấu canh vì sau khi lọc, thịt cá còn dính lại trong xương theo nước lọc nên không bị phí đi. Do đó, giả sử mà cá rô đồng nhỏ quá hoặc bạn ngại gỡ thịt cá, thì cứ đem luộc lên rồi đem giã tất, sau đó lọc lấy nước dùng để nấu canh, thì bát canh vẫn rất ngon lành và chất.

canh cải cá rô đồng
Nguyên liệu: (2-3 người) - 200g cá rô đồng - 1 mớ rau cải xanh - 1 mẩu gừng đập dập - 1 tsp dầu ăn - 1 tsp mắm - 1/4 tsp tiêu - hạt nêm Cách làm: - Cá rô rửa sạch. Ướp cá với mắm, tiêu, dầu ăn và 1/2 lượng gừng. - Cho cá vào nồi nhỏ, thêm chút xíu nước cho vừa ngập cá, luộc cá đến khi chín. Nếu còn nước thì giữ lại để nấu canh. Lấy cá ra gỡ riêng phần thịt. Phần xương cá thì đem giã nhuyễn và lọc lấy phần nước (lượng nước áng vừa đủ cho 2-3 người ăn). - Rau cải xanh rửa sạch, thái nhỏ. - Đun sôi nước dùng với 1/2 lượng gừng còn lại, sau đó thả rau cải vào, thêm hạt hêm. Khi canh sôi trở lại thì cho nạc cá đã gỡ vào, nếm lại canh để thêm gia vị nếu cần. chúc các bạn ngon miệng! Nguồn kokotaru.com

Cá rô đồng nấu ngót

Ngày nay ở các thành phố lớn trẻ con không có cái khái niệm chăn trâu bắt cá, không còn những buổi tắm mưa, không còn những buổi đi bắt cá, nhất là những ngày mưa lớn đi bắt cá Rô đồng rạch ngược dòng. Với cá Rô đồng có rất nhiều món ngon đặc biệt, nay mình xin giới thiệu món cá rô đồng nấu ngót mát dịu cho những ngày hè oi ả.

cá rô đồng nấu rau ngót
Rau ngót có tác dụng giã rượu rất tốt. Khi bị ngộ độc do say rượu hay mệt người do uống nhiều rượu, chỉ cần vò nát một nắm lá ngót tươi, hoà với nước uống sẽ rất mau khoẻ. Nhiều người sau khi uống rượu xong rất thích ăn canh rau ngót, vì cảm giác mát gan, mát ruột và vị ngọt rất dễ chịu do nó mang lại. Rau ngót có thể nấu canh với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau như canh ngót giò heo, canh ngót thịt bò, canh ngót thịt heo băm, canh hến (hoặc nghêu) nấu ngót, canh riêu nấu ngót … Trong đó, món canh ngót đặc biệt nhất vẫn là món canh cá rô đồng nấu ngót. Tuy tiếng là món đặc biệt nhưng cách chế biến món canh này lại khá dễ dàng. Vậy nó đặc biệt ở chỗ nào? Nó đặc biệt bởi vì thời điểm để thưởng thức món này thích hợp nhất phải là bữa trưa những ngày hè nóng bức. Vì chỉ trong hoàn cảnh vừa nóng, vừa bức bối như vậy người ăn mới cảm nhận hết được vị ngọt ngào và độ mát của món canh này. Nó còn đặc biệt bởi vì loại cá rô đồng đúng điệu nhất để nấu món canh này phải là cá rô đồng tháng 7, câu được hoặc lưới được sau những trận mưa giông với bụng trứng lặc lè, được nuôi nhốt trong lu sành vài ngày cho sạch sẽ trước khi đem vào chế biến như đã nói ở phần trên. Cách chế biến món canh đặc biệt này như sau. Chọn từ hai đến ba con cá rô đồng cái loại lớn, bụng có trứng. Các bạn chú ý những con cá rô cái thường lớn hơn cá rô đực. Mình cá cái mập và tròn hơn, trong khi mình cá đực lép và dài hơn. Những con cá cái mang trứng sẽ có bụng căng cứng và hơi phình ra ở phía hậu môn. Trước khi làm cá phải đập chết nó, vì loài cá này có cạnh mang và vây rất sắc, chúng lại quẫy rất mạnh mẽ, khi làm cá rất dễ bị chúng đâm nhằm. Các bạn làm sạch vảy, cắt hết vây, móc sạch ruột và mật nhưng cẩn thận kẻo làm vỡ trứng. Cá làm xong rửa sạch rồi bỏ vào rá tre cho ráo nước. Rau ngót chỉ tuốt lá non, rửa sạch để ráo. Tiếp theo cho cá vào nồi nước luộc chín, nhớ là nước này đổ vừa đủ vì nó sẽ được dùng để nấu canh luôn. Chờ cá chín tới vớt ra rá để nguội và ráo. Sau đó gỡ thịt và trứng cá bỏ vào tô, nêm nếm chút nước mắm, chút bột nêm ướp cho thật thấm. Các bạn chú ý phải gỡ thịt cá cẩn thận, vì xương cá rô đồng vừa nhỏ vừa mảnh vừa rất sắc bén sẽ rất dễ lẫn vào trong thịt, khi thưởng thức sẽ làm người ăn mất ngon. Nếu siêng thì các bạn nên cho phần đầu và xương cá vào cối giã nhỏ rồi dùng nước vừa luộc cá để lọc hết chất bổ trong xương cho ngọt nước. Nếu không có thời gian thì các bạn chỉ cần lọc lấy nước vừa luộc cá cho trong dùng để nấu canh cũng ngọt vậy. Tiếp theo, chúng ta đổ ít dầu ăn vào nồi, đập vào vài củ hành phi lên cho thơm, đổ thịt và trứng cá vào đảo nhanh cho thấm gia vị và săn thịt cá. Chờ thịt cá săn tới thì đổ nước dùng vào, đun sôi. Dùng tay vò nát mớ rau ngót để canh thêm ngọt và rau nhanh mềm, chờ nước sôi trào thì cho rau vào, nêm nếm thêm muối và bột ngọt cho vừa miệng rồi đun chín tới thì tắt bếp. Múc canh vào tô, ăn nóng với cơm và các món cá kho tiêu, cá kho tộ là thích hợp nhất. Một tô canh cá rô đồng nấu ngót đúng điệu phải có màu xanh mướt của rau ngót, phải thoang thoảng ẩn hiện những thớ thịt cá rô đồng trắng ngà, vừa rền trên mặt màu vàng của trứng cá. Nguồn caucaquangbinh.com

Cá nục hấp trên biển

Nhân tiện xin được nói qua một chút về món cá nục hấp sả. Món này là món ăn dân dã, không cầu kỳ, rất dễ làm nhưng lại cực kỳ hấp dẫn. Cá nục vừa câu lên từ biển đang nhảy tanh tách, đem rửa sạch, để ráo. Sả để cả thân đập dập, cho vào nồi đun sôi. Chú ý chỉ cho vừa đủ cho có mùi thơm thoang thoảng, đừng ham cho nhiều vào sẽ làm mất hương vị của cá. Khi nước đã sôi cho cá vào xửng, đậy nắp cho đến khi thấy thịt ở đuôi cá nẻ ra là lúc cá đã chín tới.

cá nục hấp
Rau sống dùng để cuốn cá nục hấp gồm đủ các loại rau như rau xà lách, bắp chuối xắt sợi, giá đỗ, rau quế, diếp cá .v.v. trộn đều, nhưng chú ý không được quên rau muống chẻ. Thiếu nó, món ăn sẽ thấy thiếu thiếu cái gì đó, giống như món thịt trâu xào lại thiếu vị lá trơng, món dồi chó lại thiếu vị lá mơ lông vậy. Bánh dùng để cuốn món cá nục hấp sả là loại bánh tráng mỏng. Nhưng đúng điệu nhất phải là loại bánh mè xát Tân An (Quảng Thanh, Quảng Trạch, Quảng Bình). Đây là loại bánh đặc sản chuyên sử dụng để làm bánh cuốn món ram (nem) Ba Đồn nổi tiếng. Bánh mè xát được làm từ bột gạo, hai mặt rắc dày hạt mè trắng. Loại bánh này hơi dày và to hơn so với các loại bánh tráng thường dùng để cuốn khác, nên trước khi sử dụng phải hấp hơi hoặc nhúng nhanh vào nước rồi đưa ra rảy cho thật ráo để cho bánh mềm. Đồ chấm hợp nhất của món cá nục hấp sả ngoài nước mắm gừng ớt tỏi phải kể đến món mắm quầy (mắm nêm). Ở Quảng Bình có nhiều làng biển có mắm quầy ngon, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là các làng Cảnh Dương, Quảng Phúc, Thanh Khê, Lý Hòa, Bảo Ninh... Mắm quầy thường được làm từ cá cơm, cá nục đem muối trong chum sành. Khi mắm chín đem lọc hết xác rồi cho vào chai thuỷ tinh hoặc vại nhỏ đem phơi nắng cho chín ngấu rồi mới đem dùng. Mắm quầy chín ngấu có màu đỏ sẫm, có mùi vị rất đặc trưng (rất thơm đối với người này nhưng cũng khá nặng mùi đối với người khác). Cho chút gừng giã nhỏ, vài tép tỏi đập dập, vài quả ớt xanh đập dập vào bát mắm quầy. Nêm thêm chút đường rồi vắt chanh thẻ vào quấy (quầy) cho mắm chín, sôi lên, bốc mùi thơm nực lên là đã bắt đầu dùng được. Đừng bao giờ quên một thứ khi thưởng thức món ăn dân dã này, đó là thứ đồ uống truyền thống mà người Quảng Bình ai cũng biết : rượu men riềng. Ông bà đã nói, mồi đẹp phải kèm rượu ngon, ai không biết uống cũng nên dùng một chút cho đỡ lạnh bụng vì món cá tươi này rất nhiều đạm. Trải bánh tráng ra, cho đủ rau ráng các loại vào, bỏ nguyên con cá nục vừa hấp chín đang bốc khói nghi ngút vào rồi nhẹ nhàng cuốn chặt lại. Một cái cuốn cá nục hấp “đạt chuẩn” phải là một cái cuốn vừa chặt, vừa đẹp. Nếu cuốn không chặt khi ăn sẽ lỏng lẻo, rau ria rơi rụng vừa mất mỹ quan vừa mất ngon. Cầm cuốn cá lên, chấm nhẹ vào bát mắm quầy, chưa ăn đã thấy hương vị sực lên làm rạo rực hết mọi cảm giác. Vừa ăn vừa xít xoa vì cái vị cay nồng của gừng, ớt, tỏi, quyện với vị chua thanh của chanh, vị chát của rau, vị bùi của bánh. Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là hương thơm và vị béo ngọt tuyệt vời của cá. Vừa đưa ly lên đánh trót, hương men riềng nồng nàn chưa kịp réo lên trong cổ thì miếng cuốn cá nục hấp sả ngọt lịm đã đánh bay mất cái vị nồng đắng từ hồi nào. Nếu món ăn này được thưởng thức trên biển thì rất tuyệt với, nhưng với những ai không có dịp ra biển câu cá nục có thể làm tại nhà vì món ăn này rất đơn giản nhưng lại quái khẩu với đấng mày râu. Nguồn caucaquangbinh.com

Ngon lạ với món nem thịt gà

Trước đây khi làm món nem thì chúng ta thường sử dụng thịt lợn truyền thống. Hôm nay chúng ta hay thử thay đổi nguyên liệu để có được một món mới dựa trên công thức cũ. Nguyên liệu có : Thịt gà lọc xương Mộc nhĩ Miến Ca rốt trứng Bánh đa Gia vị.. Cách làm: Thịt gà luộc chín, xé nhỏ Cà rốt thái nhỏ như hạt lựu, mộc nhĩ, miến ngâm nước thái nhỏ, trộn các phần vào với nhau đập trứng cho gia vị vừa phải trộn đều kỹ nên. Cho chảo lên bếp đun nóng dầu, lấy bánh đau cuốn nhân vừa trộn, cuốn vừa phải, gói kín không để hở cho vào chảo dầu nóng rán đều đảo để cho nem được vàng đều. món này nên ăn nóng! Chúc các bạn thành công

Những vấn đề về ăn uống cho các bà bầu, phụ nữ mới sinh

Bà mẹ sau khi sinh nở thường có quan niệm ăn kiêng một số thực phẩm như là cá, ốc ổi…đây là những quan niệm sai lầm vì chính những thực phẩm này lại chứa nhiều vi chất rất tốt cho các bà mẹ mới sinh. Theo ý kiến của chuyên gia tại viện dinh dưỡng quốc gia thì các bà mẹ khi mới sinh cho con bú thì phải kiêng những loại thức ăn có chứa những gia vị như tỏi, hạt tiêu, ớt vì khi ăn những thức ăn có gia vị này làm cho sữa của bạn có mùi, trẻ sẽ kém ăn. Ngoài những gia vị trên, người mẹ mang thai và cho con bú cần tránh những loại đồ uống như trà, cafe, nước uống tăng lực, cocacola, rượu, bia, thuốc lá... Bởi những loại nước uống này có thể gây sảy thai hoặc sinh con nhẹ cân, gây chứng khó ngủ và quấy khóc ở bé còn nhỏ. Mẹ cũng không nên uống trà vì trong trà còn có một loại axit làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt đối với phụ nữ trong thời gian mang thai, có thể gây tình trạng thiếu máu cho thai phụ. Hợp chất trong trà có tác dụng gây kìm hãm sự tiết sữa, gây ra hiện tượng ít sữa ở những phụ nữ trong thời kỳ cho con bú. Một số loại đồ uống có chứa cồn đặc biệt nguy hiểm đến bào thai và bé còn nhỏ. Uống rượu, bia trong thời kỳ mang thai sẽ làm giảm chỉ số thông minh ở bé, hút thuốc khi mang thai dễ sinh ra những đứa bé bị đái tháo đường. Muốn có nhiều sữa thì các mẹ nên ăn những món có nhiều nước Lượng thực phẩm cần trong 1 ngày cho phụ nữ mang thai và nuôi con bú là: - Gạo: 400-500g (nếu ăn mì, bún phở thì rút bớt gạo). - Thịt (cá, tôm): 200–300g. - Trứng: 1 quả; Dầu mỡ: 40–50g. - Sữa: 400–500ml; Rau xanh: 500g. - Quả chín: 500g; Đường: 20g; Muối: 5–6g. Muốn có nhiều sữa, người mẹ nên ăn các món ăn có nhiều nước như cháo, súp và uống sữa hằng ngày. Ăn các loại quả như cam quýt, bưởi nên ăn cả xơ, không nên chỉ vắt nước để chống táo bón cả cho mẹ và con. Điều quan trọng nhất để có được nhiều nên cho bé bú thường xuyên, đúng cách, thức ăn chỉ có tác dụng làm tăng cường chất lượng của sữa. Theo Gia Đình & Xã Hội

Canh đậu phụ

Đậu phụ là món ăn quen thuộc hàng ngày của mỗi gia đình, một món ăn truyền thống có từ rất lâu đời được chế biến từ những hạt đậu nành tươi ngon, đậu phụ còn cung cấp nguồn dinh dưỡng đáng kể cho cuộc sống hàng ngày. Đậu phụ từ xa xưa được chế biến đơn giản như là đậu phụ rán, đậu phụ sốt cà chua, đậu phụ luộc mát cho mùa hè... Bạn đã biết đến món đậu phụ nấu canh chưa? Hôm nay mình xin giới thiệu tới bạn đọc món canh đậu phụ mới sưu tầm được: nguyên liệu: - Đậu phụ non - bí ngòi - Cần tây - Bí đỏ - Khoai tây - Nấm đông cô - Hạt nêm, tiêu. tùy vào số lượng người ăn mà chúng ta nấu với số lượng cảm thấy đủ là được. Cách chế biến như sau: Đậu phụ sắt miếng vuông, bí ngòi gọt vỏ rủa sạch cắt miếng, cần tây tước vỏ thái khúc, bí đỏ gọt vỏ thái miếng vuông,khoai tây gọt vỏ ngâm nước trắng ra thái miếng , nấm đồng cô thái lát mỏng. Chuẩn bị đã xong giờ tới việc chế biến> Đun sôi nước dùng cho khoai tây bí đỏ vào nấu chín cho gia vị nêm vừa, sau đó cho tiếp bí ngòi, nấm đồng cô, đậu phụ vào nấu chín bắc ra múc canh ra bát cho hạt tiêu cần tây vào trang trí. Chú ý rằng khi nấu đậu phụ non thì không được đun quá lâu sẽ làm đậu bị nát, món này ăn với cơm trắng lúc còn nóng. Vậy là đã xong, chúc các bạn thành công!

canh đậu phụ

Canh bò nấu khế chua

Khế chua có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để tạo nên các món ăn ngon. Canh bò nấu khế là món chế biến nhanh, khá đơn giản và lạ miệng.

 canh bò nấu khế chua
Nguyên liệu - 100 gr thịt bò bằm nhuyễn - 3 quả khế cắt miếng mỏng - 2 trái cà chua đỏ cắt múi cau - 1 củ hành tím cắt miếng mỏng - 2 nhánh ngò om cắt khúc - 2 nhánh ngò gai cắt khúc. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm 1/4 trái ớt cắt miếng mỏng, một lít nước lọc, 3-4 m hạt nêm, 1 m đường cát trắng, 1/4 muỗng tiêu xay, 1 muỗng dầu ăn. Cách làm - Xào hành tím với dầu ăn cho thơm. - Thêm thịt bò vào nồi, xào chín. - Cho tiếp cà chua vào nồi xào sơ để lấy màu rồi cho khế vào. - Thêm nước lọc, đun sôi lên. - Nêm nước canh với hạt nêm cho vừa ăn. Múc canh vào tô, thêm tiêu xay, ngò ôm, ngò gai và ớt sừng vào tô. Dùng nóng.

Nhanh gọn với canh mướp nấu thịt gà

Canh mướp thịt gà

canh mướp thịt gà
Nguyên liệu 350g mướp, 150g phi-lê thịt gà, 2 nhánh rau mùi (ngò). Gia vị: hạt nêm, muối, tiêu, đường. Cách làm: - Thịt gà thái miếng vừa ăn, dày 0,5cm. Ướp với 1 muỗng cà-phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà-phê đường, 1/2 muỗng cà-phê tiêu. - Mướp bào vỏ rửa sạch nhựa, thái khoanh dày 1cm. - Rau mùi rửa sạch, thái nhuyễn. Đun sôi 800ml nước, cho thịt gà vào nấu với lửa vừa, hớt bọt cho nước trong. Chờ nước sôi trở lại, cho mướp vào, nêm gia vị (2 muỗng cà-phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà-phê muối, 1 muỗng cà-phê đường). Nấu thêm 3 phút, tắt bếp. Cho canh ra tô, rắc mùi và 1/3 muỗng cà-phê tiêu. Dùng nóng với cơm.

Ngon, lạ, mát lạnh với thạch trái cây.

Nguyên liệu (làm cho 6 phần): 200g đường trắng 15g bột agar 900ml nước 4 lá chanh 2 quả kiwi 150g dâu tây 300g cam tươi Khuôn hình chóp. Cách làm - Cho đường, bột agar vào nồi. - Thêm nước khuấy đều cho đến khi bột hòa tan. - Thêm lá chanh cho dậy mùi rồi bắc nồi lên bếp đun sôi to lửa khoảng 5 giây rồi tắt bếp, bắc nồi ra ngoài. - Chờ cho hỗn hợp nước nguội bớt, chuẩn bị khuôn (tùy các loại khuôn mà bạn thích) đổ hỗn hợp nước vào và trang trí với các loại hoa quả đã chuẩn bị sẵn. - Bỏ khuôn vào ngăn làm lạnh, sau 2 tiếng là bạn có thể mang ra dùng. - Thạch hoa quả làm rất đơn giản, nhưng khi ăn lại rất ngon và mát. Đây cũng là một cách để bổ sung thêm vitamin và giải nhiệt cho gia đình bạn. Chúc bạn thành công.

canh hến nấu khế

chỉ cần 200g thịt hến đôi 3 quả khế chua, 2 quả cà chua, chút hành lá, gia vị, hành tím.

khế chua rửa sạch thái lát mỏng cho vào nồi với cà chua đun. Hến rửa sạch, để ráo phi hành rồi cho hến vào xào nêm gia vị cho vừa, khi nồi khế, cà chua sôi cho hến thịt đã xào vào đun tiếp, cho gia vị nêm thấy vừa thì thôi. múc canh ra bát cho hành lá thái nhuyễn vào...vậy là đã có món canh hến nấu khế chua tuyệt vời, với vị chua mát, ngọt của hến tạo nên hương vị đơn giản nhưng không thể chối từ. chúc các bạn thành công!

Cua đồng nấu với cải..món canh mát nhẹ nhàng

Với hương vị ngọt man mát sẽ là một phương thuốc giả nhiệt tốt nhất cho người thân vào gia đình bạn, món này cũng không cầu kỳ mà đơn giản với nguyên liệu gồm có 200g cua xay, gạch cua để riêng, 300g rau cả xanh, 2 củ hành tím gia vị các loại như hạt tiêu dầu ăn, nước mắn, hạt nêm...

Đầu tiên hòa cua xay với nước lọc bỏ vỏ cho vào đun vừa lửa khi nào rêu cua nổi lên thì vớt ra để riêng, cải xanh thì rửa sạch thái khúc 3-4cm cho vào đun với nước cua cho thêm gia vị nêm vừa phải. Phi thơm hành tím cho gạch cua vào xào, nêm gia vị vừa miệng múc canh cua ra bát cho rêu cua và gạch cua xào vào... Vậy là chúng ta đã có món canh cua xào cải cho gia đình làm giảm nhiệt mùa hè...

Thịt bò xào mướp đón nắng đầu mùa

Với vị đắng đặc trưng của Mướp đắng, vị ngọt dịu dàng, man mát loại rau quả bổ dưỡng này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi đón cái năng đầu mùa, ngăn ngừa nóng trong với món mướp đắng xào thịt bò. nguyên liệu rất đơn giảm:

- Mướp đắng 2 quả, thịt bò 100g - trứng gà 1 quả, hành, gia vị... Trước tiên ta thái mỏng thịt bò ướp gia vị cho thêm chút dầu ăn để thịt bò luôn được mền, không bị cứng và dai. cho 1 thìa rượu vang trắng, hạt tiêu, chút gia vị để chừng 10 phút. Mướp đắng rửa sạch, thái dọc, bỏ ruột, thái lát vừa. Luộc qua mướp đắng, cho ngâm vào nước lạnh để nó giữ được màu xanh. Phi gừng tỏi cho thịt bò vào đảo nhanh tay, cho lửa to. sau đó cho mướp, đập trứng vào đảo đều thêm chút hành, đảo nhanh tay trên lửa to rồi tắt bếp. Thế là bạn đã hoàn thành món thịt bò xào mướp bổ dương rồi đấy, với nhiều người ăn thì bạn tăng thịt bò và mướp đắng phù hợp nhé! chúc các bạn ngon miệng!

Uống gì những ngày nóng lực nhỉ?

1.Sắn dây quất Nguyên liệu: Hai thìa súp bột sắn dây, bốn quả quất, bốn thìa cà phê đường, 100gr đá viên. Thực hiện: Cho 100ml nước vào bột sắn dây quấy tan. Rửa sạch hai quả quất, bổ làm đôi, vắt bỏ hạt lấy nước cốt rồi cho vào nước bột sắn quấy thật đều. Đường tán nhuyễn, cho vào hỗn hợp trên quấy liên tục đến khi tất cả đều hoà tan. Lấy thêm một quả quất, thái thành những lát thật mỏng. Quả quất còn lại tỉa múi.

Thưởng thức: Cho nước bột sắn ra ly đá, cho vài lát quất vào. Gắn quả quất tỉa trên miệng ly. Có thể thay thế quất bằng quýt. Bột sắn dây rất dễ đặc lại, vì thế khi uống nhớ quấy liên tục để bột sắn hoà tan, uống mới ngon. Món này giúp thanh nhiệt, giải độc và làm ra mồ hôi. 2. Chè xanh chanh Nguyên liệu: 250gr trà xanh, 100gr đá viên, một quả chanh, bốn thìa cà phê đường. Thực hiện: Đun sôi 200ml nước. Chanh nắn qua lại cho mềm hoặc ngâm với nước ấm rồi bổ làm đôi, cắt ra một lát mỏng. Phần còn lại vắt lấy nước, bỏ hạt. Chè xanh rửa thật sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút, để ráo rồi vò sơ cho giập, bỏ vào ấm tích lớn, cho nước sôi vào để khoảng 30 phút, chắt lấy nước, để nguội. Kế tiếp cho đường, nước cốt chanh, đá vào bình lắc liên tục để hỗn hợp hoà tan đều. Thưởng thức: Cho ra ly, trang trí với một lát chanh mỏng nơi miệng ly. Nếu thích vị đắng, chát hơn, bạn có thể chọn lá chè già. Không nên nấu vì sẽ khiến trà có màu đỏ nâu, không sánh vàng. Món này có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể tốt. 3. Nước trái cây Nước chanh, cà rốt: Táo tây 1 trái gọt bỏ vỏ, cắt hạt lựu rồi cho vào xay nhuyễn cùng 1 củ cà rốt, thêm 1 muỗng canh nước chanh vắt vào và khuấy đều, thêm một ít đường cho dễ uống. Món này dùng lạnh sẽ rất ngon, không chỉ thế còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, cải thiện thị lực, thích hợp với trường hợp mắt bị mệt mỏi. Nước thơm, lê: 1/2 trái thơm gọt bỏ vỏ và mắt, thêm nước vào xay nhuyễn cùng 1 trái lê gọt vỏ, thêm chút đường hoặc mật ong vào khuấy đều với một ít muối. Món này bổ sung nước và muối khoáng, sinh tố cho cơ thể, bảo vệ làn da luôn mát mẻ trước nhiệt độ cao. Trong mùa nóng nực những thức uống giải nhiệt này sẽ có tác dụng rất tốt cho cơ thể chống lại mệt mỏi của thời tiết. Bạn nên chăm chỉ làm mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình nhé.

Thịt bò áp chảo cuốn dưa leo, mới mà thú vị.

Nguyên liệu 300g thịt bò 400g dưa leo 300g rau xà lách 100g cà chua 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa súp dầu ăn Cách làm - Thịt bò rửa sạch, xắt lát mỏng, dài khoảng 4cm, rộng 3cm. Ướp thịt với hạt nêm, tỏi, nước mắm, tiêu, để thấm 15 phút. - Dưa leo để vỏ rửa sạch, xắt khúc khoảng 4cm, sau đó chẻ làm 4, lạng bỏ ruột. - Cà chua rửa sạch, xắt lát mỏng. - Rau xà lách cắt gốc, rửa sạch, để ráo. - Trải thịt bò lên mặt phẳng sạch, cho dưa leo vào giữa, cuộn chặt lại, dùng tăm giữ chặt. Làm lần lượt cho đến hết. - Làm nóng dầu, cho bò cuốn dưa leo vào chiên áp chảo, thấy thịt cháy sém, chín đều là được. Chiên lần lượt cho đến hết. - Cho thịt bò cuốn dưa leo ra đĩa, ăn kèm với rau xà lách, cà chua. Mách nhỏ: Trước khi xắt dưa leo, nên xắt một lát mỏng ở hai đầu múi dưa rồi dùng miếng dưa đó xát nhẹ vào múi dưa để loại bỏ mủ trắng. Chúc các bạn thành công!

Giải nhiệt với chè ngô vào những ngày nóng lực

Cách làm món này tương đối đơn giản nguyên liệu gồm: + 3 bắp ngô non. + Đường trắng. + Tinh dầu hoa bưởi hoặc lá thơm. + Vừng rang. + Bột sắn. + 1 thìa bột ngô. + 1 thìa nước dừa. Đầu tiên cần phải luộc chín ngô bóc vỏ, sau đó vớt ra để ráo nước dùng dao thái nhỏ hạt. Cho nồi lên bếp cho tinh dầu hoa bưởi hay lá thơm vào đun nhỏ lửa với ngô cho tới khi ngô chín mên ra cho đường và chút muối cho đậm đà. Hòa tan bột sắn rồi cho vào quấy đều nhớ là hòa với nước lạnh. Chè ngô chín để nguội múc ra cốc cho vào tủ lạnh ngăn mát. vậy là bạn đã làm xong món che ngô khi ăn thì cho vừng rang với nước cốt dừa vào tăng thêm hương vị.

Vịt om me

Các bạn từng biết tới món vịt om sấu, rất ngon và bổ nay mình xin giới thiệu món vịt om me mới lạ hấp dẫn không kém phần thơm ngon. Miếng thịt ngọt, đậm đà, béo ngậy nhưng không ngấy, rất dễ ăn vị chua thanh thanh, rất dễ ăn. Nguyên liệu: 2 đùi vịt cỡ vừa 1 thìa súp me cô đặc 2 thìa súp xì dầu 1 thìa cà phê đường 1 thìa súp ketchup ½ thìa cà phê bột ngô (bột năng) Hành, gừng, tỏi, dầu vừa đủ.

Bước 1: Thịt vịt rửa sạch, để ráo rồi ướp với 1 thìa súp xì dầu trong ít nhất là 30 phút. Bước 2: Rán vàng hai mặt của miếng thịt vịt. Bước 3: Cho thịt vịt vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt thịt; thêm gừng đập dập vào cùng với một chút xíu muối. Đun sôi cho đến khi nước cạn còn 1/3. Bước 4: Hòa tan me cô đặc với nước nóng, lọc bỏ bã. Bước 5: Phi thơm hành, tỏi trong một nồi khác. Thêm cốt me, ketchup, đường, 1 thìa xì dầu cùng chỗ nước luộc vịt còn lại vào nồi, đun sôi. Hòa bột ngô với 2 thìa nước lạnh, cho vào nồi đun sôi cùngcho đến khi sốt sánh lại thì bạn tắt bếp. Khi ăn bạn bày thịt vịt lên đĩa, dội sốt lên trên, rắc hành lá và ăn nóng với cơm nhé! Món đùi vịt sốt me dù đơn giản nhưng lại rất thơm ngon và đưa cơm. Món ăn này thích hợp cả mùa đông và mùa hè. Miếng thịt vịt ngọt đậm đà, béo ngậy nhưng không ngấy nhờ vào sốt me chua chua thanh thanh. Sự kết hợp giữa thịt vịt và me chua thật hòa hợp, đem đến cho món ăn hương vị mới vô cùng thú vị. Chúc các bạn ngon miệng và có một cuối tuần thật vui nhé!

Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt Nam, nơi giúp bạn chế biến những món ăn ngon.

Số người online

It's free
archive