Thịt ba chỉ mật ong kiểu Nhật ngon mê ly

Với cách chế biến dưới đây, bạn sẽ được thưởng thức món ăn thơm ngon và nghệ thuật chẳng khác gì am thuc Nhật Bản.

1. Nguyên liệu
- 350g thịt ba chỉ ngon
- Rau cải bó xôi đã chần qua
- Dầu ăn
- Mayonnaise Nhật (hoặc tùy chọn)
- Gia vị Ichimi Togarashi (gồm 7 thành phần, còn gọi là thất vị hương của Nhật)

Gia vị:
- 2 muỗng canh mật ong
- 2 muỗng canh đậu tương
- 1 muỗng canh dầu hào
- 2 tép tỏi

Thịt ba chỉ mật ong kiểu Nhật ngon mê ly
2. Cách làm

Thái lát thịt ba chỉ miếng vừa ăn (có độ dày 6 – 7mm).

Tỏi ép nhuyễn (hoặc băm nhuyễn, tùy bạn).

Đun nóng dầu ăn trong một cái chảo lớn, khi dầu nóng, cho thịt ba chỉ vào.

Dầu ăn có thể bắn ra ngoài, vì thế bạn nên dùng vỉ chắn dầu mỡ bắn đậy chảo thịt lại.

Khi cả hai mặt của miếng thịt đã vàng, tắt bếp.

Dùng giấy thấm sạch dầu ăn thừa trong chảo.

Bật bếp trở lại với ngọn lửa trung bình và thêm tất cả các gia vị vào.

Đun với ngọn lửa vừa cho tới khi thịt có màu đẹp mắt như hình dưới. Cố gắng đừng làm cháy nước sốt nhé.




Để tránh ngán, bạn có thể ăn cùng với rau cải bó xôi đã chần. Rắc lên trên thịt một chút gia vị Ichimi Togarash và nước sốt ngọt của thịt vô cùng hợp khi ăn với mayonnaise.
Theo Tapchiamthuc 


Thai mấy tuần thì bắt đầu uống sữa bầu?

Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em bầu bí đặc biệt những người lần đầu mang thai.

Sữa bầu được cho là cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết khi mang thai như axit folic, canxi, sắt, kali… giúp em bé của bạn phát triển hoàn thiện và mẹ bầu có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, khi nào nên bắt đầu uống sữa bà bầu và uống như thế nào mới đúng cách.

Khi nào nên bắt đầu uống sữa bầu?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ nên bắt đầu uống sữa dành cho bà bầu ngay từ khi biết mình có thai. Thậm chí các bác sĩ còn cho rằng nếu bạn có kế hoạch mang thai từ trước thì nên uống sữa trước khi thụ thai 3 tháng. Bởi việc bổ sung axít folic cho phụ nữ trước khi mang thai là vô cùng quan trọng vì axít folic có vai trò ngăn ngừa sinh con dị tật ống thần kinh mà ống thần kinh lại được hình thành từ rất sớm, chỉ trong 28 ngày đầu của thai kỳ. Đây cũng là thời điểm chúng ta thường chưa nhận biết được mình đã có thai nên chế độ dinh dưỡng chưa được quan tâm đúng mức.

Dù vậy, không phải chị em nào cũng bắt buộc phải uống sữa bà bầu. Nếu cơ thể bạn đã đầy đủ dưỡng chất và có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng thì không nên uống quá nhiều sữa bầu. Để có câu trả lời chính xác, bạn nên khám sức khỏe tổng thể trước khi mang bầu 3-6 tháng hoặc ngay khi biết mình mang thai.

Có thể thay sữa bà bầu bằng uống sữa tươi?

Nếu thấy sữa bà bầu có vị khó uống thì không nên ép bản thân phải uống, bạn có thể thay thế bằng sữa tươi tiệt trùng.

Một số người lại không hấp thụ được sữa, khi uống thường bị khó tiêu, nghén, tiêu chảy… đó là do cơ thể không đủ lượng men lactase để tiêu hóa lượng đường trong sữa. Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang uống sữa đậu nành.

Tuy nhiên, khi bà bầu uống sữa đậu nành thì cần bổ sung thêm các sản phẩm như thịt, cá, rau xanh, hoa quả… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Bà bầu nên uống sữa như thế nào?

Vì một lý do nào đó, bạn không thể uống được vị sữa bà bầu thì cũng đừng bỏ qua ngay nguồn dinh dưỡng quan trọng, giúp thai nhi phát triển tốt này. Các phương pháp sau đây sẽ giúp bạn quen dần với việc uống sữa:

- Đừng ép mình uống một lúc hết 1 cốc sữa ngay, có thể chia nhỏ làm nhiều bữa trong một ngày. Uống một chút một cho đến khi quen dần.

- Sữa bà bầu hiện nay có rất nhiều vị cho bạn lựa chọn, hãy chọn vị mà bạn cảm thấy thích nhất, không nên ép mình uống một loại cố định.

- Uống sữa tươi thay cho sữa bầu nếu không thể uống được sữa bột, đồng thời bổ sung thêm sữa chua, phô mai… cũng đều tốt cho thai phụ.

Theo Eva

Mách mẹ bầu một số loại sữa nên dùng

Trong suốt quá trình mang thai, sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với chị em nhưng chọn loại sữa nào tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi thì không phải ai cũng biết.

Hôm nay, chúng tôi xin mách các bạn một số loại sữa dành riêng cho mẹ bầu mà chị em có thể sử dụng trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, chị em vẫn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa về tình hình sức khỏe của mình để bổ sung từng loại sữa cho phù hợp.

- Sữa tươi

Là loại sữa được lấy trực tiếp từ bò, dê... sau khi xử lý (đa số là pha loãng và tiệt trùng bằng nấu sôi, tia cực tím...) được đóng gói vào hộp, bịch, chai... Sữa tươi thuộc nhóm sữa béo, nên dùng cho trẻ trên một tuổi.

- Sữa bột (nguyên kem, sữa béo)

Là loại sữa dạng bột được đóng trong hộp sắt hay bao thiếc, khi uống thì pha sữa bột với nước ấm. Cứ 8 lít sữa tươi sẽ làm được 1kg sữa bột, một ký sữa bột này khi uống sẽ pha với nước ấm thành 8 lít sữa nên còn gọi là sữa hoàn tươi hay còn gọi là hoàn nguyên. Trong sữa bột thường được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, đường, vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ... với số lượng và thành phần thay đổi tùy theo từng nhu cầu khác nhau.

- Sữa không béo (sữa gầy, sữa tách bơ)

Là loại sữa nguyên kem được lấy đi một phần hay toàn bộ chất béo để làm giảm năng lượng nhưng vẫn còn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác, thường được bổ sung thêm canxi và ít cholesterol.

- Sữa đậu nành nước dạng công nghiệp đóng trong hộp giấy

Nếu được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thì sẽ giá trị dinh dưỡng tương đối, không có đạm và béo động vật.

- Sữa cao năng lượng

Là loại sữa được bổ sung thêm nhiều đường, đạm và béo để tăng đậm độ năng lượng (1ml sữa cung cấp 1kg calo).

- Sữa chua dạng uống hay dạng đặc

Là sữa được lên men vi sinh có lợi cho tiêu hóa và hấp thu, giảm nguy cơ tiêu chảy do thiếu men lactase.

Chiêu bảo quản sữa để được an toàn nhất:

Khi mua các loại sữa đóng hộp, đóng gói... cần chú ý đến thời gian sản xuất hay hạn sử dụng, hộp sữa nguyên vẹn không bị méo mó hoặc vết lõm, thủng lỗ, được bày bán ở nơi mát mẻ không bị phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi mở hộp ra hoặc sau khi pha sữa, nếu thấy sữa bị đóng cục, có màu hay mùi khác lạ thì không nên dùng.

Tùy theo từng loại sữa mà chúng ta có cách sử dụng và bảo quản khác nhau:

- Với sữa tươi: Nếu chỉ được nấu sôi tiệt trùng theo phương pháp thủ công và chứa trong chai với nút đậy sơ sài thì bạn hãy cố gắng dùng hết trong vòng 24 giờ, có thể uống nóng, nguội hay để tủ lạnh tùy ý. Tuy nhiên, cần lưu ý đến độ an toàn và vệ sinh của loại sữa này nếu thời gian nấu sôi không đủ 30 phút, vệ sinh chai đựng không sạch và không để lâu hơn 24 giờ sau khi nấu.
Các loại sữa tươi chứa trong hộp giấy được tiệt trùng theo phương pháp hiện đại thì không cần trữ lạnh trước khi mở hộp, nhưng sau khi mở hộp thì phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ.

- Với các loại sữa bột: Nên luộc sôi bình hay ly pha trước khi pha sữa. Tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất từng loại sữa mà chúng ta nên tuân theo như vậy. Đa số sữa bột hiện nay khuyên pha sữa với nước ấm (một nửa là nước đang sôi, một nửa là nước sôi để nguội) để giữ lượng vitamin bổ sung và đong lượng sữa bột bỏ vào theo hướng dẫn ghi trên hộp sữa. Không nên pha đặc hơn hay loãng hơn đều không tốt (trừ một số trường hợp đặc biệt). Nên pha sữa lần nào uống hết lần đó, có thể trừ sữa đã pha trong tủ lạnh nhưng không để bình sữa lâu hơn 2 giờ sau khi pha. Hộp sữa bột đã mở nắp nên dùng hết trong vòng 2 tuần.

- Với loại sữa chua nên trữ lạnh và dùng trong thời hạn ghi trên hộp hay hũ nhựa. Các loại yaourt làm thủ công tại gia đình thì nên dùng hết trong vòng 4 - 7 ngày sau khi làm.

- Hộp sữa đặc có đường sau khi mở nắp cần được đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh tránh để kiến, gián vào và sử dụng hết trong vòng 5 - 7 ngày.

Theo Eva

Hướng dẫn bà bầu ăn trứng gà đúng cách

Trứng gà là sự lựa chọn lý tưởng cho phụ nữ khi mang thai nhưng ăn trứng thế nào cho hợp lý, tốt cho sức khỏe thì không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng gà là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể, có giá trị dinh dưỡng cao bởi vì 100g trứng gà cung cấp: 14,8g protein, 11,6g lipid, 55mg canxi, 210mg phốtpho, 0,7mg Vitamin A.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có nồng độ cholesterol bình thường trong máu có thể ăn mỗi ngày một quả trứng mà không sợ béo hoặc làm tăng cao hàm lượng cholesterol. Ngoài ra, trứng là thực phẩm tập trung nhiều choline (một chất dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển não).

Phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường có thể ăn 1- 3 quả trứng mỗi tuần (tất nhiên bạn có thể ăn nhiều hơn một chút mà không cần lo ngại về điều gì cho sức khỏe của mẹ và bé).

Theo Monica C. Montag - một chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ - chia sẻ: “Không có lý do gì để kiêng trứng trong thời kỳ mang thai. Trứng là nguồn protein giá rẻ và tuyệt vời dành cho thai phụ. Trừ khi bạn có cholesterol cao, nếu không, không cần phải tránh ăn trứng. Trên thực tế, 2/3 lượng cholesterol được sản xuất bởi cơ thể đáp ứng với stress, chỉ 1/3 đến từ chế độ ăn uống. Vì vậy ngay cả thai phụ có hàm lượng cholesterol cao, kiểm soát căng thẳng là việc cần thiết để kiểm soát cholesterol. Do đó, bạn vẫn có thể ăn trứng với số lượng phù hợp”.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần ăn phối hợp thêm các loại thực phẩm khác như: tôm, cua, cá, thịt, sữa… để cung cấp thêm dưỡng chất và canxi trong quá trình phát triển của thai nhi. Bà bầu cần ăn cơm đủ no và bổ sung thêm chất đạm, chất béo để cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Gợi ý một số thực đơn với trứng gà cho mẹ bầu:

Trứng gà xào lá ngải

Tác dụng: An thai, giúp da bé trắng hồng

Nguyên liệu

- Lá ngải tươi 1 nắm to
- Trứng gà ta 2 quả
- Gia vị
- Hành khô

Chế biến

- Phi thơm hành khô bằm nhỏ, cho lá ngải đã rửa sạch và ráo nước vào xào nhanh tay, nêm gia vị cho vừa miệng. Khi ngải đã tái cho thêm ½ bát ăn cơm nước vào đợi nước sôi trở lại.

- Đập trứng gà vào nồi ngải, đảo đều tay cho trứng quyện với lái ngải tầm 5 phút.

- Ăn nóng.
Trứng gà hấp lá mơ

Tác dụng: Nhuận tràng, ổn định men tiêu hóa trong dạ dày. Đây là món ăn dân dã nhưng tác dụng giải nhiệt rất hiệu quả.

Nguyên liệu

- Lá mơ 1 nắm vừa
- Trứng gà ta 2 quả
- Gia vị
- Lá chuối tươi 2 miếng to bằng tờ giấy A4

Chế biến

+ Lá mơ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát, trộn cùng trứng gà, thêm chút hạt nêm.

+ Cho vào bát, hấp vào nồi cơm lúc vừa nảy sang nút warm hoặc hấp cách thủy.

+ Bắc chảo lên bếp cho ráo nước, trải miếng lá chuối thứ nhất xuống chảo, dàn đều trứng trộn lá mơ lên rồi úp miếng lá chuối thứ 2 lên trên, đậy vung, đun nhỏ lửa cho trứng chín om là ăn được

Cả 2 cách chế biến này đều không dùng đến dầu ăn hay mỡ, rất tốt cho bà bầu vì bà bầu nên hạn chế bớt dầu, mỡ.
Trứng gà xào đậu non

Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu sắc đẹp, ngon, giòn. Trứng có tác dụng bổ âm, làm tươi nhuận, bồi dưỡng máu…Củ năng có tác dụng thanh nhiệt. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn sẽ thu được chất dinh dưỡng toàn diện và có lợi cho sự hình thành, phát triển các cơ quan của bào thai.

Nguyên liệu

- 200g trứng gà
- 50g đậu Hà Lan non
- 50g củ năng
- 30g jambon chín
- 300g cánh gà
- 40g dầu thực vật
- 30g rượu gia vị
- bột năng hoặc bột bắp
- Gia vị

Cách chế biến

- Đậu Hà Lan nhặt rửa sạch, trần sơ nước sôi, để nguội

- Jambon cắt nhuyễn, củ năng bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn, muối, rượu gia vị, bột năng hoặc bột bắp, canh gà vào cùng rồi đánh đều.

- Đun dầu thật nóng, cho dung dịch trứng đã đánh vào xào nhanh.

- Khi món ăn đã có dạng hồ, thêm bột ngọt.

- Sau đó đổ tất cả ra đĩa, rải jambon, đậu Hà Lan non lên.

Theo Eva

Cách đơn giản chữa ho cho mẹ bầu

Trong tiết trời mùa xuân mưa ẩm sẽ rất dễ khiến bà bầu mắc chứng cảm cúm và ho. Vậy làm thế nào để chữa ho cho mẹ bầu mà không cần dùng thuốc.

Chúng ta đều biết rằng mẹ bầu nên hạn chế sử dụng thuốc đến mực tối đa trừ những trường hợp khẩn cấp và phải được sự cho phép trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa. Vậy trong trường hợp bị ho, mẹ bầu có thể tự chữa bệnh được không? Hãy tham khảo những cách làm dưới đây:

Xông hơi

Đây là cách làm an toàn và rất hiệu quả để điều trị ho, cảm cúm cho mẹ bầu. Bạn cần chuẩn bị một nồi nước đun sôi (nếu bị cảm, bạn có thể sử dụng nước sôi với lá ngải) và một chiếc chăn rộng để chùm lên người. Đặt nồi nước sôi bên trong, mẹ bầu chui vào trong chăn và ngồi khoảng 15 phút. Bạn hãy thực hiện cách này 3 lần/ngày. Nếu có thể chịu được, mỗi lần xông lên ngồi khoảng 30 phút là tốt nhất, nhưng lưu ý không để cơ thể có cảm giác quá nóng khi ngồi trong chăn.

Đừng quên uống nước

Khi bị ho, cảm cúm mẹ bầu rất dễ bị mất nước vì vậy việc uống nước là rất cần thiết. Phụ nữ mang thai cần chú ý uống đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể thay nước lọc bằng nước ép trái cây, trà hoặc súp.

Súp gà nóng được cho là bài thuốc chữa bệnh cảm cúm và ho rất tốt cho mẹ bầu. Vì vậy, các mẹ đừng quên món ăn này khi bị bệnh nhé!

Sử dụng lá húng chanh

Lá húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày. Nếu thấy khó uống, mẹ bầu cũng có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong, đem hấp cơm khoảng 20 phút và lấy ra uống.

Mật ong

Sử dụng mật ong pha vào nước ấm để uống mỗi buổi sáng cũng có tác dụng trị ho rất tốt cho mẹ bầu.
Chữa ho bằng thực phẩm chua ngọt

Một phương pháp khác giúp chữa bệnh ho cho bà bầu là dùng một muỗng canh mật ong trộn đều với hai muỗng canh nước cốt chanh. Uống trực tiếp 3-4 lần/ngày sẽ có tác dụng hữu hiệu. Cách làm này tuy không hiệu quả ngay tức thì nhưng sử dụng trong 2-3 ngày liền sẽ đỡ bệnh.

Uống thuốc

Trong trường hợp bị ho nặng mà bạn đã áp dụng những cách trên nhưng vẫn không khỏi, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được chữa trị bằng những loại thuốc an toàn cho mẹ bầu.

Theo Eva

Thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu

Bổ sung chế độ ăn uống nhiều chất sắt là điều cần thiết giúp phụ nữ giảm mệt mỏi khi bầu bí.

Bạn có biết rằng trong thời gian mang thai 24 tuần đầu, cơ thể thai phụ phải sản xuất thêm hơn 1 lít máu không? Lượng máu thêm này sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi của bạn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải bổ sung thêm lượng sắt vào trong cơ thể.

Nếu thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng này khi mang thai, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và có khi còn ngất xỉu. Mặc dù sắt rất quan trọng khi mang bầu nhưng tình trạng thai phụ thiếu sắt là khá phổ biến. Chính vì vậy bạn cần bổ sung thêm loại viên lang bổ và những thực phẩm giàu chất sắt để cơ thể luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển bình thường.


Dưới đây là top những thực phẩm giàu chất sắt, bà bầu nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:

Bí ngô

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc, bí ngô chứa nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt… Thành phần dinh dưỡng  trong bí ngô khá đầy đủ, giá trị dinh dưỡng cũng khá cao. Hàm lượng vitamin C trong bí ngô non nhiều hơn trong bí ngô đã chín. Tuy nhiên, trong bí ngô chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non, những chất dinh dưỡng này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu.

Thịt bò, thịt nạc

Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến.

Lòng đỏ trứng gà

Trứng gà là thức ăn giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe bà bầu. Đặc biệt hầu như các chất dinh dưỡng trong quả trứng gà đều tập trung ở lòng đỏ. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K) rất tốt cho bà bầu.

Mía

Mía được coi là loại bổ máu nhất trong tất cả các loại trái cây. Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm…trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất.

Nghiên cứu cho thấy, mía không những chứa nhiều đường, nước mà còn chứa nhiều vitamin các loại, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt…những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ kích thích ngon miệng do vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.

Nho

Theo Đông y, nho giúp bổ khí, tăng cường thể lực và bổ máu. Nho chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit… những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể người già, phụ nữ mang thai, và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu.

Lưu ý khi bổ sung thực phẩm giàu chất sắt

Để nhận được nhiều sắt từ thực phẩm, bạn cần lưu ý những điểm sau khi ăn:

- Không uống cafe hay trà khi ăn. Chúng chứa thành phần gọi là phenol có thể ngăn cản hấp thu sắt.

- Ăn những thực phẩm giàu vitamin C (như cam, dâu tây, súp lơ), đặc biệt là ăn rau xanh giàu sắt như đậu đỗ (chứa vitamin C có thể tăng hấp thu sắt gấp 6 lần).

- Rất nhiều đồ ăn lành mạnh ức chế sắt (làm giảm lượng sắt mà cơ thể thu được từ thực phẩm sử dụng cùng với thực phẩm khác cùng lúc). Chất phytates trong ngũ cốc và cây họ đậu; oxalate trong thực phẩm đậu nành và rau chân vịt; canxi trong những thực phẩm sữa cũng là ví dụ làm ức chế sắt. Tất nhiên không phải bạn cắt giảm thực phẩm trên trong chế độ ăn. Đơn giản là ăn chúng với những chất hỗ trợ sắt (thức ăn chứa vitamin C hoặc lượng nhỏ thịt, cá).

- Do canxi trong những sản phẩm sữa có thể giảm hấp thu sắt, nếu bạn phải bổ sung canxi hoặc antacid có chứa canxi, nên uống chúng giữa hai bữa ăn.

Theo Eva

Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt Nam, nơi giúp bạn chế biến những món ăn ngon.

Số người online

It's free
index