Xôi bắp mặn - món ngon cho bữa trưa văn phòng

Là món ăn giản dị, dân dã, đậm đà quê hương mà lại ngon. Bạn có thể chế biến cho cả nhà ăn sáng trước khi đi học, đi làm rất tiện lợi!

Xôi bắp mặn - món ngon cho bữa trưa văn phòng
Nguyên liệu cho 2-3 phần ăn:

- 1 trái bắp

- 1 chén nếp

- 100 gr tôm khô

- 50 gr bột dừa

- 2 củ hành tím

- Hành lá


Cách Làm
- Nếp ngâm nước nóng khoảng 1 giờ, rồi để thật ráo, sau đó trộn đều với 1 muỗng canh dầu ăn và 1 chút muối.

-Cho nếp vào xửng hấp 10 phút sau đó xới ra mâm,  bước này mình chỉ hấp sơ sơ chứ không cần nếp thật chín.

- Tôm khô rửa sạch với nước nóng

- Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ

- Hành tím băm nhuyễn

- Cho bắp vào lò vi sóng khoảng 3 phút, lấy ra tách rời từng hạt.

- Làm nóng chảo với một chút dầu ăn, cho hành tím vào phi thơm, rồi trút tôm khô vào xào.
Cho bắp vào xào cùng

-Nêm chút đường và bột nêm cho vừa miệng.

- Cho nếp vào chảo trộn  thật đều.

- Cuối cùng cho hành lá, bột dừa khô vào trộn đều lẫn nữa.

- Cho vỏ bắp vào lò vi sóng quay chừng 1 phút cho mềm. Bạn nên chọn những vỏ ở ngoài và lớn để dễ gói

- Đặt 2 vỏ bắp kề nhau, cuộn lại như hình cái phễu.

-Múc xôi vào, sau đó túm lại.

-Bạn có thể dùng tăm cố định phía dưới cho chắc.

- Bắc xửng nước sôi, cho vào hấp chừng 10 phút là chín.

Món xôi bắp mặn khi ăn rắc thêm chút hành phi sẽ rất ngon. Từng hạt nếp dẻo thơm xen lẫn những hạt bắp giòn sựt càng làm món ăn thêm hấp dẫn. Đặc biệt khi cuộn lá bắp đem hấp, mình còn cảm nhận được hương bắp thoang thoảng dịu nhẹ!

Xôi bắp mặn là món ăn giản dị, dân dã, đậm đà quê hương mà lại ngon, cho dù đi đâu xa vẫn khiến người ta  nhớ mãi. Món xôi này lại chắc bụng, no lâu nên bạn có thể chế biến cho cả nhà ăn sáng trước khi đi học, đi làm rất tiện lợi!

Theo afamily

Bà bầu nên ăn đậu đỏ

Đậu đỏ là loại thực phẩm bổ dưỡng mà ít mẹ bầu biết đến những lợi ích tuyệt vời của nó.

Bạn có biết rằng thường xuyên ăn đậu đỏ giúp có nhiều sữa hơn và hormone trong cơ thể cũng được cân bằng hơn không? Bên cạnh đó, đậu đỏ còn rất nhiều lợi ích khác nữa, bạn hãy khám phá nhé!

Dưỡng chất trong đậu đỏ

Thông thường, các loại đậu luôn được là món ăn lành tính dành cho mẹ bầu trong thai kỳ.

Theo nghiên cứu, đậu đỏ là một trong những thực phẩm có chứa chất oxy hóa cao nhất. Đây chính là yếu tố thiết yếu giúp bạn bảo vệ mình khỏi nguy cơ bị mắc các bệnh và đảm bảo an toàn cho bé yêu vì sức khỏe mẹ có tốt thì con mới khỏe được. Đặc biệt, trước thềm mùa hè – mùa dễ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm thì bạn càng cần được cung cấp nhiều chất oxy hóa để đảm bảo sức đề kháng của mình.

Bên cạnh đó, đậu đỏ còn giàu chất protein, omega – 3 axit béo giúp tim khỏe mạnh. Vitamin B1 trong đậu đỏ giúp tăng cường hệ miễn dịch và lưu thông máu nên mẹ bầu sẽ không còn phải lo lắng về sự mệt mỏi thường gặp khi mang thai. Vitamin B6 trong đậu đỏ giúp phụ nữ mang thai tránh khỏi nguy cơ bị cảm cúm, xoa dịu những căng thẳng, mệt mỏi.

Bà bầu nên ăn đậu đỏ
Đậu đỏ là nguồn cung cấp sắt dồi dào giúp mẹ bầu tránh khỏi tình trạng bị thiếu máu, xanh xao. Sắt giúp cải thiện hệ miễn dịch, tốt cho sự phát triển não của thai nhi và điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp mẹ bầu tránh bị nóng trong, gây táo bón.'

Chất xơ bão hòa trong đậu đỏ làm giảm đáng kể lượng cholestrol trong máu. Mặt khác, món ăn này còn giúp nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc, giảm huyết áp, điều tiết đường máu. Đậu đỏ còn có tính năng nổi bật khác là giải độc, chữa phù thũng, giúp mẹ bầu tránh khỏi các độc tố lưu lại trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe của mình. Đặc biệt, đây cũng là một trong những phương thức giúp mẹ bầu làm đẹp trong quá trình mang thai.

Những lưu ý trong chế biến đậu đỏ:

Đậu đỏ có vị ngọt, tính ấm nên để giữ lại vị ngọt nguyên chất của nó thì bạn nên giảm lượng đường dùng khi nấu.

Bạn không nên cho quá nhiều đường kính vào trong món ăn từ đậu đỏ vì nó sẽ làm giảm một nửa hiệu quả kích thích tiêu hóa của đậu đỏ và khả năng hấp thụ vitamin B1. Hơn nữa sự kết hợp này còn làm tăng chất béo, gây táo bón và các chất độc bị tích trữ lại, gây hại cho da của bạn. Lời khuyên cho bạn là thay thế đường kính bằng đường mật hay mật ong thì hiệu quả kích thích tiêu hoá của đậu đỏ sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Bạn nên kết hợp đậu đỏ với các chất tinh bột khác để chế biến thành một số món ăn bổ dưỡng giúp đổi vị trong thai kỳ như cơm đậu đỏ, xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ, chè đậu đỏ, bánh đậu đỏ….
Theo Eva

Kinh nghiệm của mẹ bầu nghén mặn

Nếu như các mẹ bầu khác thường nghén chua và ngọt thì khi mang bầu Su, mình lúc nào cũng thích ăn mặn.

Khẩu vị của mình đã thay đổi hoàn toàn từ lúc mang thai, các món mặn luôn được mình lựa chọn và thích thú. Tuy nhiên, việc ăn mặn khi bầu bí sẽ không tốt cho sức khỏe của mình và con nên mình đã quyết tâm lên một kế hoạch để giảm bớt độ nghén ấy và có chế độ ăn uống khoa học hơn. Nếu mẹ nào cũng bị nghén mặn như mình thì hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm nhé!

Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn có sự thay đổi hormone đáng kể và thường dự trữ nhiều nước hơn khiến nhu cầu về muối natri tăng lên cùng với tình trạng ốm nghén làm bạn thường hay cảm giác nhạt miệng. Bởi vậy, hiện tượng nghén mặn trong thời gian mang bầu là hoàn toàn tự nhiên nên bạn không cần quá lo lắng. Và triệu chứng này sẽ chấm dứt khi quý 2 của thai kỳ.

Sau hơn 1 tháng mang thai, mình tiết nước bọt nhiều hơn và lúc nào cũng có cảm giác nhạt miệng. Thậm chí, có lúc mình ngồi nhấm nháp hết cả một gói bột canh nhỏ. Món ăn do mình nấu luôn bị mẹ và chồng kêu là mặn. Tình trạng nghén mặn của mình ngày càng nặng hơn.

Kinh nghiệm của mẹ bầu nghén mặn
Như bạn đã biết, khi mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần thêm nhiều muối vào thức ăn của mình mà ngược lại chứng thèm ăn mặn thiếu kiểm soát sẽ đem tới những hậu quả nghiêm trọng. Đó là bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị phù nề, tăng huyết áp bất thường, mất cân bằng lượng nước trong cơ thể và thường xuyên bị mệt mỏi. Hơn nữa, thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết của nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp, khiến bạn dễ bị viêm họng.

Biết được hậu quả nghiêm trọng của viêc nghén mặn trong thời kỳ bầu bí nên mình đã quyết định lập một chế độ ăn uống riêng để hạn chế tối đa việc hấp thụ quá nhiều muối. Quá trình khó khăn này thành công được là nhờ có sự hỗ trợ của cả gia đình mình.

Sau đây mình xin chia sẻ một số bí kíp nhỏ của bản thân:

- Để sự thay đổi trong chế độ ăn không quá đột ngột thì mình từ từ loại bỏ các món mặn trong thực đơn hàng ngày và thích nghi dần với chế độ ăn nhạt hơn. Trước hết, mình hạn chế dùng nước chấm trong bữa ăn hoặc pha nước chấm loãng hơn và không cho nhiều muối trong các món ăn. Thay vì cho nhiều muối cho nồi cháo hay súp thì mình sẽ thêm một lượng vừa đủ các loại rau xanh để tăng chất xơ và các vitamin cần thiết mà lại góp phần dung hòa bớt vị mặn của muối. Những món luộc hay hấp thường được đưa vào thực đơn thay cho các món xào, rang, kho trước đây và hạn chế ăn dưa muối, hành củ, củ cải muối… Danh sách thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp sườn, pho mát… và các loại cá khô cũng được mình loại bỏ khỏi bữa ăn hàng ngày. Do các đồ ăn này thường được dùng nhiều muối trong chế biến để bảo quản được lâu hơn nên chúng có chứa hàm lượng muối cao hơn rất nhiều so với những món được chế biến từ thực phẩm tươi sống trong ngày.
- Mình tự lên một thời khóa biểu dành cho các bữa ăn trong ngày: chia thành nhiều bữa nhỏ với những khẩu phần khác nhau sao cho cân bằng lượng chất dinh dưỡng thật khoa học. Bạn không thể loại bỏ hoàn toàn chất mặn ra khỏi thực đơn của mình. Các loại bánh mặn hay nước chanh muối vẫn được mình sử dụng nhưng với liều lượng phù hợp và không lạm dụng quá nhiều như thời gian trước.

- Để tránh việc không kiểm soát được sở thích ăn mặn trong thai kỳ, mình đã tuyệt đối không để các loại thức ăn mặn, khô ở bên người. Thay vào đó, từng lượng nhỏ một được mình chia và chỉ mang theo khi có trong khẩu phần ăn trong ngày. Mình ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh hơn (chú ý là ăn trái cây không chấm muối).

- Mình tích cực uống nhiều nước hơn như một thói quen hàng ngày mà không phải chỉ khi khát mới uống. Những lúc thấy lượng nước bọt tiết ra nhiều và có cảm giác nhạt miệng thì mình thường uống một cốc nước hoặc ăn thêm quả tươi. Làm như vậy vừa hạn chế được sự háo nước của cơ thể lại vừa bổ sung các chất dinh dưỡng hữu ích từ hoa quả.

- Mình cũng rèn cho bản thân thói quen ăn chậm và nhai kỹ vì khi ăn như vậy mình sẽ cảm nhận được mùi vị của món ăn rõ hơn mà lại tốt cho hệ tiêu hóa và cũng thấy đậm đà hơn, không còn thấy nhạt miệng nữa.

Việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và con yêu. Bạn hãy kiên trì để triệu chứng nghén mặn dần giảm bớt và có được một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Chúc bạn thành công!

Kinh nghiệm chia sẻ của Mẹ Susu(theo Eva)


Uống nước dừa để mẹ bầu khỏe, con đẹp

Trong nước dừa có chứa rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe đặc biệt là với mẹ bầu và thai nhi.

Dừa là loại quả khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta chính vì vậy nước dừa cũng không phải là loại đồ uống hiếm. Tuy nhiên, lợi ích của chúng với bà bầu thì vô cùng to lớn. Bạn có biết rằng trong nước dừa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi như canxi, kali, clorua, vitamin A,E…

Dinh dưỡng từ nước dừa

- Nước dừa chứa một hàm lượng cao clorua, kaki, magiê và hàm lượng trung bình đường, natri, protein. Kali từ nước dừa có tác dụng điều chỉnh huyết áp, duy trì chức năng ổn định của tim. Nước dừa cũng là nguồn tuyệt vời của chất xơ, mangan, canxi, riboflavin và vitamin C.

- Nước dừa giúp bổ sung chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể thai phụ.

- Nước dừa còn nổi tiếng với tăng cường hệ miễn dịch do giàu axit lauric.

Công dụng của nước dừa với bà bầu

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Phần lớn nhiều chị em bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Vì thế nước dừa là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên có thể giúp tăng lưu lượng và tần số của nước tiểu.

Như vậy, nước dừa giúp xả độc tố ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cho chị em bầu bí. Nó cũng là một nguồn tự nhiên và an toàn để hydrat trong cơ thể. Chúng có thể cho phép việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.

Chống táo bón

Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày. Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.

Cải thiện sức khỏe xương và răng

Uống nước dừa rất có lợi cho cơ thể, bởi trong nước dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: canxi, kali, clorua, Vitamin A, E. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng đường huyết, giúp cải thiện sức khỏe của xương và răng.

Nước dừa cũng được dùng để thay thế các sản phẩm sữa, nhất là đối với những người không dung nạp được lactose thì có thể uống nước dừa mà vẫn nhận đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết.

Tăng cường hệ miễn dịch

Một lợi ích về sức khỏe của nước dừa nữa là giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các vi khuẩn gây bệnh, bởi trong nước dừa chứa thành phần acid lauric, có khả năng kháng khuẩn, vi trùng, virus, nấm. Do vậy, nước dừa có thể giúp đẩy lùi các vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày, ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh, đau họng cũng như một loạt các triệu chứng đau ốm khác.

Tốt cho tim mạch

Acid lauric trong nước dừa còn hỗ trợ “đắc lực” cho tim và huyết mạch luôn hoạt động khỏe mạnh. Sự hiện diện của acid lauric cùng với một số chất béo no bão hòa và các thành phần acid có lợi khác cũng giúp chống lại bệnh tim hay xơ vữa động mạch.

Chăm sóc da bà bầu

Nước dừa còn được xem như là một liệu pháp tự nhiên tại nhà, giúp chăm sóc da và tóc khỏe mạnh, giúp tái tạo da, tóc và ngăn ngừa các bệnh về da, tóc.
Chống ung thư

Hiện có nhiều chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nước dừa, có thể giúp ngăn chặn các bệnh ung thư, lão hóa da, nếp nhăn, thị lực kém, và các vấn đề về xương.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Thêm nước dừa vào chế độ ăn uống cũng rất tốt cho bộ máy tiêu hóa, ngoài việc giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn thì nó còn có khả năng kháng khuẩn gây đầy bụng, khó tiêu trong dạ dày.

Một số lưu ý khi bà bầu sử dụng nước dừa

- Khi uống nước dừa, bạn nên uống trong ngày và không nên uống trước khi đi ngủ bởi có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon vào ban đêm. Cách uống nước cũng quan trọng không kém, nên uống từ từ chứ không nên uống hết cả cốc nước một lúc.

- Khi đi bộ hoặc tập thể dục về, cơ thể đang mệt mỏi và nóng, không nên uống nước dừa ngay bởi dễ gây cảm đột ngột. Cần nghỉ ngơi trước khi uống nước hoặc nước dừa.

- Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai bà bầu không nên uống nước dừa bởi mặc dù có tác dụng tốt nhưng nước dừa có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến thai nhi. Khi bước sang tháng thứ 4, bà bầu có thể bắt đầu uống nước dừa đều đặn hàng ngày, có thể uống thay nước lọc và cần đảm bảo duy trì lượng nước đủ trong ngày.

Theo Eva

Đùi gà nấu kiểu Philippines siêu ngon

Món ăn mang hương vị rất riêng và đặc trưng khiến bạn khó có thể chối từ.

Nguyên liệu:

- 6 đùi gà còn nguyên xương và da

Làm nước xốt

- 1 chén nước
- ½ chén xì dầu
- ½ chén dấm táo
- 3 tép tỏi lớn, thái lát
- Hạt tiêu đen
Cách làm:

Bước 1: Rửa đùi gà dưới vòi nước và thấm khô bằng khăn giấy (paper towel) để thấm khô thịt. Cho tất cả các nguyên liệu làm nước xốt và một cái nồi (đảm bảo nồi đủ to để lúc cho thịt gà vào, không phải xếp chồng miếng nọ lên miếng kia).

Bước 2: Đun sôi nước xốt với ngọn lửa lớn.

Bước 3: Tiếp tục cho thịt vào và đậy vung, đun sôi ở ngọn lửa vừa phải, trong 30 phút.

Bước 4: Lật các miếng thịt gà lại.

Bước 5: Vớt thịt ra, xếp vào khay của lò nướng, đặt khay cách nguồn nhiệt khoảng 10 – 13 cm và nướng trong vòng 3 – 4 phút (cẩn thận để tránh gà bị cháy).

Bước 6: Đun nồi nước xốt tới khi nó trở nên sền sệt, cẩn thận không bị cháy nồi nhé.

Bước 7: Cho thịt gà ra đĩa. Nước xốt để vào một cái bát nhỏ. Trước khi thưởng thức món thịt gà nấu kiểu Philippines này, bạn hãy rưới nước xốt lên trên nhé!

Chúc bạn thành công và ngon miệng!

Theo Eva

Sườn rang sả cho bữa cơm cuối tuần

Thỉnh thoảng thay đổi cách chế biến cho các món ăn để bữa cơm gia đình không bị nhàm chán các bạn nhé.

Sườn rang sả cho bữa cơm cuối tuần




Nguyên liệu:

- Sườn thăn: 300 g
- Sả: 6 củ
- Tỏi: 1-2 củ
- Bột năng
- Dầu ăn
- Tương ớt
Cách làm:

Bước 1: Sườn thăn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn rồi cho nước xâm xấp mặt sườn đun khoảng 10 phút để sườn được mềm và rán sẽ nhanh chín. Vớt sườn ra đĩa.


Bước 2: Đổ một ít bột năng ra bát và lăn từng miếng sườn lợn qua bột.

Bước 3: Đặt chảo lên bếp, đổ dầu ăn, đợi dầu nóng già rồi lần lượt rán từng miếng sườn sao cho vàng các mặt.

Bước 4: Trong lúc đợi sườn chín vàng, sả cắt khúc rồi cho vào cối giã thật kỹ.

Bước 5: Đặt chảo lên bếp, phi thơm tỏi với dầu.

Bước 6: Cho sả vào đảo xém cạnh.

Bước 7: Sau cùng cho sườn vào đảo đều tay để sả bám vào các miếng sườn.

Bước 8: Khi miếng sườn vàng thơm, sả bám đều các mặt, tắt bếp bày sườn lên đĩa. Món sườn rang sả mà thưởng thức với tương ớt thì quá tuyệt!

Chúc các bạn ngon miệng!

Theo Eva 

Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt Nam, nơi giúp bạn chế biến những món ăn ngon.

Số người online

It's free
index