Thịt bò nướng kiểu Hàn Quốc cho ngày mát

Neobiani là món thịt bò thái lát ướp tương. Thịt được thái thành miếng to khá mềm với nhiều đường khía dao để thấm gia vị.

1. Nguyên liệu
- 600g thịt thăn bò
- 70g nước ép lê (140g lê)
Gia vị ướp:
- 90g (5 muỗng canh) nước tương
- 36g (3 muỗng canh) đường
- 21g (1 muỗng canh) mật ong
- 28g (2 muỗng canh) hành baro sắt nhuyễn
- 16g (1 muỗng canh) tỏi băm
- 16g (1 muỗng canh) nước ép gừng
- 6g (1 muỗng canh) muối mè
- 0,5g (1/5 muỗng canh) tiêu xay
- 26g (2 muỗng canh) dầu mè
- 2g (1 muỗng cà phê) bột hạt thông
- 13g (1 muỗng canh) dầu ăn

2. Cách làm
- Làm sạch tiết bò bằng vải cotton, lọc bỏ mỡ và gân (500g), thái thành miếng rộng 5 cm - dài 7 cm và dày 0,3-0,5 cm theo chiều ngược với đường thớ thịt. Ấn nhẹ dao khía lên thịt và ướp với nước lê 10 phút.
- Trộn gia vị để ướp.
- Tỉa và rửa rau diếp dưới vòi nước lạnh.

- Cho gia vị ướp vào thịt bò, trộn đều đến khi gia vị tản đều miếng thịt. Để thấm 30 phút.
- Làm nóng vỉ nướng với dầu đã thoa đều. Cho từng miếng thịt bò lên vỉ, nướng 3 phút, sau đó lật lại nướng mặt trên 2 phút nữa. Để vỉ cách lửa 15 cm để thịt không bị cháy.
- Rắc bột hạt thông và dùng với rau diếp.
Theo tapchiamthuc

Món ăn giảm mệt mỏi cho mẹ bầu

Cải dưa có thể tăng hàm lượng dưỡng khí đại não, kích thích đại não sử dụng dưỡng khí, có tác dụng làm tinh thần sảng khoái, giải trừ mệt mỏi khá thích hợp cho phụ nữ mang thai.
Nguyên liệu

- Măng 300g
- Cải dưa 80g
- Hành 5g
- Đường trắng 20g
- Nước dùng 150g
- Muối, mỳ chính, nước bột lọc, dầu thơm mỗi thứ vừa đủ.

Cách chế biến

- Măng thái miếng nhỏ, bỏ phần già.

- Cải dưa bỏ lá già, rửa sạch, thái nhỏ.

- Đặt nồi lên bếp, cho dầu đun nóng, cho măng vào xào khoảng 2 phút rồi vớt ra.

- Đun nóng số dầu còn lại, bỏ hành vào phi thơm, rồi cho cải dưa vào xào qua. Cho măng, nước dùng, đường trắng, muối, mỳ chính vào đun chín thì cho nước bột lọc vào cho sánh lại, rắc thêm một ít dầu thơm là được.

Công dụng món ăn

Cải dưa có thể tăng hàm lượng dưỡng khí đại não, kích thích đại não sử dụng dưỡng khí, có tác dụng làm tinh thần sảng khoái, giải trừ mệt mỏi khá thích hợp cho phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, theo Đông y, măng vị ngọt hơi đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu do đó bà bầu cũng có thể yên tâm để xào chung măng với cải dưa nhé.

Theo Eva

Mẹ bầu ăn ốc – Tại sao không?

Nhiều mẹ bầu thường có quan niệm ăn ốc trong thai kỳ sẽ khiến con sau này có nhiều rớt dãi.

Đây là một quan niệm không đúng. Vì vậy, nếu bà bầu nào vẫn còn suy nghĩ vậy thì hãy nghe những công dụng tuyệt vời của ốc để có chế độ dinh dưỡng phù hợp và không loại bỏ một thực phẩm hữu ích cho bạn trong giai đoạn bầu bí này nhé!
Công dụng của ốc
Bài liên quan:

Tham khảo những món ngon, an thai cho bà bầu

Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần ăn đủ và đa dạng nhiều loại thực phẩm để cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Những món ngon từ ốc khiến nhiều mẹ bầu thích thú bởi sự béo ngậy của ốc kết hợp cùng một số gia vị tạo một mùi vị đặc trưng. Tuy nhiên, nhiều chị em đã cố gắng kiềm chế sở thích ấy lại vì đơn giản nghĩ rằng món ăn có thể làm cho em bé sau này có nhiều dãi rớt. Quan niệm đó không hề có cơ sở nào mà còn làm cho các mẹ tự loại bỏ một món ngon, bổ dưỡng trong thực đơn của mình.

Bạn có biết rằng: thịt ốc có tính hàn, vị ngọt và có chứa nhiều dưỡng chất như đạm, B2, A, mỡ cacbua hydrat, sắt, canxi… Đặc biệt, ốc là nguồn cung cấp chất đạm và canxi dồi dào, tốt cho bà mẹ mang thai. Cụ thể, trong ốc nhồi có chứa 1.357mg canxi, và 11,9g protein, trong ốc vặn có chứa 1.356mg canxi và 12,2g protein. Theo Đông Y, ốc còn là thực phẩm có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, lợi thủy. Đây là món ăn vừa bổ dưỡng mà lại phòng trị được nhiều bệnh như: chảy máu cam, phù thũng, táo bón, trĩ…. Các món ăn từ ốc là phương thuốc phục hồi sức khoẻ nhanh chóng, giúp khí huyết lưu thông.

Một số món ngon từ ốc

Chả ốc cuộn lá lốt

Nguyên liệu: (cho 4 người ăn)

- 250kg ốc bươu
- 200g giò sống
- 500g lá lốt
- 1 nhánh gừng, 1 nắm lá chanh
- 1 củ hành tây, 1 củ hành tím, 4 tép tỏi
- Gia vị, hạt tiêu, nước mắm, đường, dầu ăn

Thực hiện:

- Ốc bươu ngâm nước vo gạo qua đêm để chúng nhả hết đất. Sau đó, rửa sạch ốc và luộc khoảng 10 phút. Đổ ốc ra rổ và gỡ lấy thịt rồi băm nhỏ.

- Gừng, lá chanh, tỏi, hành băm nhỏ, để riêng từng thứ. Hành tây thái lát thật mỏng. Lá lốt đem rửa sạch và để ráo nước.

- Phi thơm 1/2 tỏi với dầu ăn rồi trút ra và trộn đều với 1/2 gừng, thịt ốc, giò sống, hành tím đã băm nhỏ, lá chanh, hạt nêm, tiêu.

- Trải lá lốt ra, cho nhân đã trộn vào giữa mặt dưới lá và cuốn chặt lại đến  khi hết nhân.

- Đặt chảo lên bếp và cho dầu vào. Khi dầu sôi, cho từng miếng chả đã cuốn lá lốt vào rán trên lửa nhỏ. Đến khi miếng chả rắn lại và có mùi thơm là đã chín và gắp ra đĩa.

- Pha nước mắm với đường, tỏi, gừng làm nước chấm sao cho vừa miệng.

Bạn có thể ăn kèm món chả ốc cuộn lá lốt với bún rất ngon và phù hợp là món ăn đổi vị cho cả gia đình bạn vào dịp cuối tuần.

Ốc nhồi hấp sả
Nguyên liệu: (cho 4 người ăn)

- 30 con ốc nhồi
- 200g thịt xay
- 300g giò sống
- 50g tôm khô
- 50 g nấm hương
-  50g nấm mèo
- 2 quả chanh, 20 cây sả
- Lá chanh, hành tím, nghệ, riềng
- Gia vị, đường, hạt tiêu, nước mắm

Thực hiện:

- Ốc luộc sơ, có thể để nguyên con hoặc lấy thịt ra để ráo nước.

- Vỏ ốc luộc với nước gừng để khử mùi tanh hoặc dùng rượu để khử sạch
- Riềng, nghệ băm nhuyễn lấy nước. Lọc mỗi loại lấy khoảng 1 muỗng canh nước.

- Nấm hương luộc với nước gừng, rượu để khử mùi.

- Nấm mèo, tôm khô thái hạt lựu.

- Trộn đều tất cả nguyên liệu cùng gia vị, đường, hạt tiêu và sả đã băm nhỏ. Sau đó, cho hỗn hợp đó vào những vỏ ốc để khít chặt và hấp khoảng 15 phút.

- Pha nước mắm với đường, gừng, sả, lá chanh để đảm bảo nước chấm không quá mặn, vừa ăn và thơm mùi gia vị.

Lưu ý:

Ốc là một món ăn bổ dưỡng tuy nhiên khi chế biến thực phẩm này, bạn cần rửa thật sạch và luộc kỹ. Vì ốc sống dưới các hồ, ao nên có nhiều loại sán sống ký sinh bên trong nó nên bạn chỉ ăn ốc khi đã nấu chín kỹ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đặc biệt, những người tỳ vị hư hàn (dạ dày bị đau, viêm loét), rối loạn tiêu hoá kéo dài, người có vết loét trên da thịt chưa lành... nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc.

Theo Eva
Bài viết cùng chủ đề:
-           Ăn ngải cứu đúng cách khi mang bầu
-           Mẹ ăn đêm không có lợi cho thai nhi
-           Hướng dẫn bà bầu ăn rau quả đúng cách
-           Bí kíp phòng sảy thai bằng củ gai
-           Dinh dưỡng toàn diện cho bà bầu trong thai kỳ.

Bí kíp phòng sảy thai bằng củ gai

Bài thuốc này chính mình đã áp dụng nên mới giữ được bé Chíp nhà mình bây giờ đấy.
Đúng là ngày nay sinh được một đứa con không hề đơn giản các mẹ nhỉ? Hai vợ chồng mình cưới nhau đến tận 15 tháng mới có được tí tin vui đấy. Ngày xưa các cụ nhà ta ăn uống kham khổ thế mà cứ đẻ ‘sòn sòn’, chẳng bù cho chị em mình, ngày ngày bồi dưỡng, rồi uống đủ mọi loại thuốc bổ, thế mà mãi vẫn chẳng có tín tin vui.

Vợ chồng mình cưới khi anh đã ngấp ngó tuổi 30 và mình là 27 nên chẳng kế hoạch gì cả. Mình thả từ ngày cưới thế mà mãi chẳng thấy gì. Sau 6 tháng “bặt vô âm tím”, hai vợ chồng lo cuống cuồng sợ có vấn đề gì thế là đi khám bác sĩ. Sau khi khám bệnh, bác sĩ bảo cả hai vợ chồng vẫn khỏe mạnh bình thường, nên cố gắng tạo tâm lý thoải mái sẽ đậu thai thôi. Thế là từ ngày đó, hai vợ chồng cố gắng thường xuyên đi chơi, đi du lịch xa gần cứ vài tháng một lần mà vẵn chẳng thấy có kết quả gì. Rồi mình chuyển sang dùng thuốc Đông y, mãi cho đến hơn 15 tháng từ ngày cưới mới có được “tí” con cái.

Nhưng đúng là để sinh được một đứa con không hề dễ. Từ ngày mang thai, mình đã cố gắng tẩm bổ rất nhiều, ăn uống đủ chất và đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Mình cũng kiêng khem rất kỹ vì nghĩ mình khó khăn chuyện con cái nên giờ có được tí phải cẩn thận nhưng đúng là không thể nói trước được gì. Hồi mang thai được hơn 9 tuần, mình bị đau bụng nhẹ và thấy có máu xuất hiện ở “vùng kín”, mình vô cùng lo lắng và bắt ông xã nghỉ việc trở ngay đến bệnh viện khám. Bác sĩ kết luận bình bị bong rau 8.3*2.9mm, có dấu hiệu dọa sảy thai nhẹ. Nghe tin đó, mình thực sự không đứng vững bởi mình đang rất mong chờ đứa con này chào đời và đó là niềm hy vọng của hai vợ chồng và cả đại gia đình đã từ lâu.

Mình đã khóc ngay trước mặt bác sĩ vì sợ hãi, sợ sẽ mất đứa con khó khăn lắm mới có được. Bác sĩ mỉm cười bảo mình không nên lo lắng quá, cứ cố gắng dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và tránh đi lại. Bác sĩ còn mách mình một bài thuốc rất hay mà mình nhớ mãi. Đó là bài thuốc đã giúp bé Chíp ở lại với mình cho đến bây giờ. Bác sĩ bảo mình về nhà mua củ gai khô để sắc lấy nước uống hoặc mua củ gai tươi luộc, nướng ăn đều rất tốt và có công dụng an thai đặc biết bài thuốc này tốt cho người bị dọa sảy thai, bị chảy máu khi mang thai 3 tháng đầu.
Ngay hôm đó về nhà, ông xã đã ra ngay chợ để tìm mua củ gai. Củ gai này ngày nay khá hiếm và phải tìm mua mãi ở những bà bán hàng lá hoặc mua củ phơi khô ở viện Đông y hoặc hiệu thuốc Đông y. Ông xã đã tự tay nướng những củ gai tươi cho mình ăn và thật may mắn bài chỉ sau 3 ngày, mình đã đỡ bệnh và máu không còn bị chảy ở ‘vùng kín’ nữa.
7 ngày sau đi khám lại, bác sĩ nói thai nhi của mình đã ổn định và qua thời gian nguy hiểm. Mình rối rít cảm ơn bác sĩ, cảm ơn bài thuốc dân gian bác sĩ đã mách cho mình để ngăn ngừa sảy thai và giúp Chíp nhà mình chào đời khỏe mạnh. Hiện nay Chíp nhà mình đã được gần 1 năm rồi các bạn ạ.

Mình chia sẻ với các bạn bài thuốc này hy vọng sẽ là bí kíp hay giúp các bà bầu an thai và giữ được em bé trong bụng an toàn tới ngày sinh nở.

P/S: Các bạn có thể hỏi mua củ gai ở những chị bán hàng lá ở chợ Ngã Tư Sở hoặc mua rễ gai khô ở hàng thuốc Đông y. Củ gai tươi nên nướng hoặc luộc rất dễ ăn, còn với rễ gai khô nên sắc với nước uống trong 3 ngày là bệnh tình sẽ khỏi.

Theo Eva
Bài viết cùng chủ đề;
-                 Dinh dưỡng toàn diện cho bà bầu trong thai kỳ.
-                 Món ngon bà bầu: nên và không nên
-                 Bà bầu ăn gì trong bữa phụ?
-                 Bà bầu ăn cho hai người như thế nào?
-                 Mẹ ăn gì để con thông minh nhất?

Dinh dưỡng toàn diện cho bà bầu trong thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng đó phải toàn diện từ trước khi mang thai đến khi em bé được 1 tuổi, quá trình này luôn luôn cần được quan tâm, săn sóc để thai phụ đạt đến độ ưu sinh (sinh con khỏe mạnh cả về thể lực và trí tuệ).
Để từ một hợp tử có đường kính khoảng 0,25 mm phát triển thành một em bé nặng khoảng ba cân rất cần thiết một nguồn dinh dưỡng toàn diện. Và nguồn dinh dưỡng ấy hoàn toàn dựa vào sự cung cấp của cơ thể mẹ. Do đó dinh dưỡng của thai phụ hết sức quan trọng đối với sự trưởng thành của thai nhi. Chế độ dinh dưỡng đó phải toàn diện từ trước khi mang thai đến khi em bé được 1 tuổi, quá trình này luôn luôn cần được quan tâm, săn sóc để thai phụ đạt đến độ ưu sinh (sinh con khỏe mạnh cả về thể lực và trí tuệ).

Trong phần dinh dưỡng và ưu sinh của cuốn “Bách khoa thai giáo – Giáo dục thai nhi và sinh con ưu việt” của PGS Vương Kỳ thì việc bổ sung dinh dưỡng cho thai phụ trong thời kỳ mang thai có 3 yếu tố quan trọng:

- Bổ sung protein để đảm bảo đủ nhu cầu cho sự phát triển tế bào não của thai nhi. Có hai loại protein động vật và protein thực vật: protein động vật như trứng gà, thịt gà, thịt nạc, thịt bò, cá, gan, thận động vật; protein thực vật như các chế phẩm của đỗ. Sự phát triển não bộ của thai nhi có hai cao trào, khoảng tuần thứ 26 của thai kỳ là cao trào đầu tiên với sự sinh sôi nảy nở tế bào não của thai nhi, năm đầu tiên sau khi sinh là cao trào sinh sôi tế bào não thứ hai của trẻ. Vì vậy, sự sinh trưởng phát triển của não, quan trọng nhất là thời kỳ mang thai và một năm sau sinh. Trong thời gian mang thai và sau sinh nửa năm đến hai năm, cung cấp nhiều thực phẩm giàu protein có thể thúc đẩy não bộ phát triển, làm cho em bé càng thông minh hơn.

- Bổ sung vitamin, ăn nhiều rau và hoa quả tươi.

- Bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất như canxi, sắt, phốt-pho, i-ốt, kẽm, vì trong thai kì sự phát triển của thai nhi cần nhiều các nguyên tố vi lượng và khoáng chất.

Được nghiên cứu dựa trên phương pháp ưu sinh và dinh dưỡng toàn diện cho thai phụ, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung Fecafovit đồng hành với phương pháp sinh con ưu việt được các chuyên gia dinh dưỡng và bác sỹ khuyên dùng để cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Fecafovit với đầy đủ các loại acid folic (vitamin B9), sắt, canxi, vitamin¬¬ K, C, A, D3, E và khoáng chất kẽm, i-ốt, se-len, đồng, magie, mangan, phốt-pho, DHA, EPA… đảm bảo đủ dưỡng chất thường thiếu hụt cho bà bầu từ khẩu phần ăn.

Đặc biệt, Fecafovit có lượng acid folic đạt tới 600mcg giúp bà bầu chống lại nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ nhỏ. Canxi trong Fecafovit là dạng nano canxi nhỏ hơn 100 lần so với hạt canxi thường giúp hấp thu tới 99%. Nên mặc dù được bổ sung với hàm lượng thấp trong thành phần (200 mg nano calci) nhưng cùng với khẩu phần ăn đa dạng của bà bầu vẫn cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cả mẹ và con.

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bà bầu khi bổ sung các dưỡng chất là cần uống canxi vào buổi sáng và sắt vào buổi chiều, không bổ sung hai loại dưỡng chất này vào cùng một thời điểm sẽ làm hạn chế tác dụng của hai thành phẩn kể trên. Chính vì thế, Fecafovit được bào chế thành 2 viên màu vàng và màu nâu trong đó viên màu vàng chứa canxi uống buổi sáng, viên màu nâu chứa sắt uống buổi chiều để đảm bảo sự hấp thụ tối ưu các dưỡng chất đối với cơ thể bà bầu.
Fecafovit được khuyên dùng với công thức: Fecafovit + Ăn uống = Đủ dưỡng chất cho phụ nữ mang thai và nuôi con bú. Một chế độ dinh dưỡng đa dạng và 2 viên Fecafovit mỗi ngày, bạn sẽ có dinh dưỡng toàn diện và luôn sẵn sàng chào đón sự ra đời khỏe mạnh về cả thể lực lẫn trí tuệ của bé yêu trong suốt những năm đầu đời và là nền tảng vững chắc cho tương lai.

Theo Eva

Bài viết cùng chủ đề:
-            Món ngon bà bầu: nên và không nên
-            Bà bầu ăn gì trong bữa phụ?
-            Bà bầu ăn cho hai người như thế nào?
-            Mẹ ăn gì để con thông minh nhất?
-            Chuối giảm chứng ốm nghén hiệu quả

Bún riêu cua

Nguyên liệu

Cua đồng: 500g
Cà chua: 2 trái
1 miếng đậu hũ, 50g trái sấu, 400g bún tươi; Muối, hạt nêm, ớt xay, hành tím băm, mắm tôm; Rau muống, rau chuối bào, húng quế, kinh giới, giá, hành ngò, dầu ăn

Cách làm

- Cua ngâm nước gạo 1 đến 2 giờ cho nhả hết đất cát, xả lại nước sạch. Lột yếm cua, mai cua để riêng. Dùng muỗng nhỏ nạo lấy phần gạch cua cho vào chén, ướp với một ít tiêu xay, hạt nêm. Xay hoặc giã nhỏ mai cua, cho vào khoảng 1,5 lít nước lạnh, lọc kỹ cho phần xác cua trong là được

- Cà chua xắt múi cau. Đậu hũ xắt miếng vuông, chiên vàng. Trái sấu giã giập, nấu với khoảng 100ml nước, lọc lấy nước chua. Các loại rau rửa sạch

- Phi thơm hành tím băm với dầu ăn, cho gạch cua vào xào. Trút ra, cho cà chua vào xào chín mềm. Bắc nồi nước cua xay lên bếp, cho vào khoảng 1 thìa cà phê mắm tôm, đun nhỏ lửa cho cua kết riêu. Nhẹ tay trút phần cà chua, gạch cua vào, không khuấy, nêm muối, hạt nêm, nước chua vừa ăn. Tắt bếp

- Cho bún, đậu hũ, giá vào tô, chan nước cua lên, cho hành, ngò, ớt vào. Ăn kèm các loại rau, mắm tôm.

Với người miền Nam, món canh chua khá thông dụng và phổ biến. Vị chua trong ẩm thực Nam Bộ thường được lấy từ các loại như trái bần, trái giác, chùm ruột, me, lá giang… Vùng đồng bằng sông Cửu Long trù phú nên canh chua miền Tây Nam Bộ thường nấu với rất nhiều loại cá, tôm… - những sản vật miền sông nước. Nồi canh chua nơi đây thường cho thêm đường, thiếu nó nồi canh không nên chất được… Cá khi ăn được gắp ra, ăn kèm nước mắm mặn giằm ớt cay.

Theo monngonvietnam

Bài viết cùng chủ đề:
-           Bún Cua Hải Sản Nam bộ
-           Bún thịt bò xào sả
-           Bún Cá Rô
-           Bún Đậu Mắm Tôm Đất Hà Thành
-           Cách nấu bún vịt xáo măng thật ngon

Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt Nam, nơi giúp bạn chế biến những món ăn ngon.

Số người online

It's free
index