Đơn giản với lươn chiên giòn

Lươn thịt chắc được chiên giòn, béo ngọt thơm mùi gừng tỏi ướp cùng, ăn cũng sẽ rất đưa cơm.

1. Nguyên liệu

- Lươn
- Ớt sừng  
- Gừng  
- Tỏi   
- Nước mắm, hạt nêm, đường
- Đậu phộng rang, dầu ăn

Đơn giản với lươn chiên giòn
2. Cách làm

Lươn làm sạch, để nguyên con, khứa 2 bên lưng lươn, cuộn lươn lại. Dùng tăm ghim cho không bị bung.
Ướp lươn với 1 muỗng canh nước mắm, chút hạt nêm, đường.
Gừng gọt vỏ, xắt lát. Tỏi lột vỏ, đập dập vài tép
Phi thơm tỏi với dầu ăn, cho gừng và ớt vào chảo đến khi vừa tỏa mùi thơm thì đổ nhiều dầu vào chảo, thả lươn vào chiên.
Dầu sôi trở lại, giảm lửa, tưới dầu lên mình lươn đến khi lớp da giòn là được.

Theo Tapchiamthuc


Món ngon cho mẹ bầu ốm nghén

Những món ăn được nêm nhạt, ít gia vị, hạn chế chiên xào và thêm chút gừng sẽ giúp thai phụ dễ ăn và bớt nghén hơn.

Canh nấm thịt bò

Nguyên liệu

- 100 g nấm bào ngư

- 100 g thịt bò mềm

- 1/2 củ cà rốt

- 200 ml nước dùng

- 1 thìa cà phê hành phi băm, 1/3 thìa cà phê muối iốt, 1/4 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê dầu ăn, 1/2 thìa cà phê gừng sắt sợi, hành ngò xắt nhuyễn.

Cách làm

- Nấm cắt gốc, ngâm nước muối rửa sạch. Thịt bò xắt mỏng, ướp thịt bò với hành tím, tiêu, dầu ăn. Cà rốt tỉa hoa xắt mỏng.

- Nấu sôi nước dùng, cho cà rốt và gừng vào nấu. Cà rốt vừa mềm cho tiếp nấm, thịt bò vào, nêm muối vừa ăn. Chờ sôi lại tắt bếp, rắc hành ngò, dùng nóng.

Tôm nấu riêu

Nguyên liệu

- 250 g tôm tươi

- 2 quả cà chua chín

- 1/2 thìa soup lá thìa là cắt khúc

- 1 thìa cà phê hành lá cắt khúc

- 1/2 thìa cà phê gừng băm

- 1 thìa cà phê hành lá băm

- 2 thìa cà phê dầu ăn, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/3 thìa cà phê đường.

Cách làm

- Tôm lột vỏ, bỏ đầu đuôi. Cà chua cắt múi cau. Phi thơm hành và gừng với dầu ăn.

- Cho cà vào xào đến khi lên màu, trút 1 bát nước nhỏ vào, nêm hạt nêm và đường.

- Khi nước sôi cho tôm vào nấu khoảng 2 phút, cho hành và thìa là vào, tắt bếp.

Soup tôm vị gừng

Nguyên liệu

- 250 g tôm tươi

- 250 ml nước dùng

- 1 củ nhỏ gừng, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/5 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê bột năng, 1/2 thìa cà phê tỏi phi, ngò xắt nhuyễn

Cách làm

- Tôm lột vỏ bỏ đầu đuôi. Gừng gọt vỏ, một nửa đập giập, nửa còn lại xắt chỉ.

- Đặt nước dùng lên bếp, cho 2 thứ gừng vào nấu cùng, khi nước sôi cho hạt nêm và tôm vào. Khuấy bột năng với ít nước lạnh cho vào nước đang sôi.

- Chờ soup sôi lại, múc vào chén, rắc tiêu, ngò và tỏi phi trên mặt, dùng nóng.

Theo Eva

Sinh tố 'trị' táo bón cho mẹ bầu

Trong thời gian mang bầu, cảm giác đầy bụng cùng hiện tượng táo bón thường xuyên khiến cho mẹ bầu thấy mệt mỏi và khó hấp thụ thức ăn.
Món sinh tố hỗn hợp gồm bơ, chuối và kiwi là một phương pháp cứu cánh giúp mẹ bầu giảm bớt đi sự khó chịu này.
  
Nguyên liệu

- 1 quả bơ chín mềm
- ½ quả chuối
- 1 quả kiwi
- 1 hộp sữa chua trắng
- 1 -2 thìa đường

Thực hiện

- Tách đôi quả bơ, bỏ hạt và nạo lấy phần thịt của quả. Chuối bóc bỏ, cắt miếng nhỏ, kiwi gọt bỏ vỏ và lõi.

- Cho bơ, chuối, kiwi, đường, sữa chua và một chút nước sôi để nguội vào máy xay sinh tố. Tùy vào sở thích của mình mà bạn có thể cho nhiều hay ít nước để được một cốc sinh tố như ý.

- Xay nhuyễn tất cả đến khi sánh lại và tạo thành hỗn hợp có màu xanh dịu nhẹ.

- Rót sinh tố ra cốc và bạn có thể thưởng thức ngay sau khi chế biến.

Công dụng của sinh tố với mẹ bầu

Món sinh tố là sự hòa quyện của ba loại trái cây: bơ, chuối và kiwi tạo nên một mùi vị hấp dẫn và khác biệt. Ba loại quả này đều có những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của mẹ bầu và nổi bật là tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa.

Bơ là một trong những loại quả được khuyên là người bạn đồng hành của mẹ bầu trong suốt thời gian 9 tháng 10 ngày. Với vị béo ngậy, khá dễ ăn, bơ có chứa nhiều folate – một vitamin có tác dụng ngăn ngừa việc sinh con dị tật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên tiêu thụ khoảng 600-800mcg folate mỗi ngày để phòng khuyết tật ống thần kinh và xương sống ở bào thai. Đây là cách bổ sung folate vào cơ thể một cách an toàn nhất. Bên cạnh đó, chuối cũng chứa nhiều vitamin như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như kali, magie, sắt, iốt… Lượng kali dồi dào trong chuối giúp chống chuột rút và ổn định huyết áp cho phụ nữ mang thai. Ăn bơ và chuối có tác dụng kích thích sự sản sinh hồng cầu trong máu, bổ sung chất sắt để hạn chế tình trạng thiếu máu thường gặp ở chị em trong giai đoạn bầu bí.

Một sự kết hợp khác lạ trong món sinh tố này là sự có mặt của quả kiwi. Với màu sắc và hương thơm hấp dẫn, kiwi được mệnh danh là vua của các loại trái cây vì nó giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và axit folic, rất tốt cho phụ nữ đang mang thai. Chỉ cần hai trái cây kiwi là bạn đã có thể cung cấp được 1/3 năng lượng cần cho một ngày. Tuy nhiên, đây là loại quả có tính hàn nên khi ăn bạn cần phải chú ý không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, kiwi còn rất giàu vitamin C giúp làn da bạn đẹp hơn ngay cả khi đang mang bầu.
Tác dụng nổi bật của món sinh tố khi kết hợp ba loại trái cây trên là giúp tiêu hóa tốt, giảm triệu chứng buồn nôn và tránh cho mẹ bầu bị táo bón. Khi mang thai, bạn thường dễ bị táo bón do tác động của thai lên hệ tiêu hóa và nồng độ progesterone ở thai phụ tăng lên. Chuối có tác dụng giảm độ axit trong dạ dày, giúp các bà mẹ đang mang thai giảm những cảm giác khó chịu vào buổi sáng như ợ chua, ợ nóng, ghê cổ... Do chuối rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, tránh tình trạng táo bón. Với kiwwi, mỗi quả chứa khoảng 45 calo, 1/3 trong đó là pectin – đây là chất giúp nhuận tràng và chống táo bón. Chính vì vậy mà khi ăn kiwi vào, cơ thể sẽ nhanh chóng đào thải được chất độc và trị táo bón. Bên cạnh đó, quả bơ còn chứa nguồn vitamin B6 dồi dào, có tác dụng giảm thiểu triệu chứng buồn nôn thường gặp ở mẹ bầu.

Sự kết hợp giữa ba loại trái cây tạo cho món sinh tố có mùi vị hấp dẫn và cực kỳ bổ dưỡng. Không mất quá nhiều thời gian chế biến, món ăn giúp mẹ bầu có hệ tiêu hóa tốt hơn, cho thai kỳ khỏe mạnh.

Theo Eva

Cá rô kho mía lạ miệng ngon cơm

Cá rô kho mía được kho kỹ, mềm cả xương, có vị đậm đà, thơm mùi mía, kèm vị hạt tiêu cay rất hợp để ăn với cơm nóng.

Nguyên liệu:

- 500g cá rô đồng (chọn loại nhỏ)

- 1 khúc mía tím

- 1 bát nước mắm (đong bằng loại bát nhỏ đựng nước chấm)

- 5 củ hành khô

- 10g tiêu hạt

Cách làm:

Cá rô làm sạch, bỏ mang và ruột. Mía tím róc vỏ, chẻ mỏng.

Trải xuống đáy nồi 1 lớp mía.

Tiếp tục đến 1 lớp cá, bạn cứ trải xen kẽ như vậy đến khi hết cá và mía.

Hạt tiêu giã dập.

Hành khô cắt bỏ gốc, để nguyên phần vỏ khô phía ngoài, rửa sạch. Cho hành khô và hạt tiêu vào nồi cá.

Đong 1 bát con nước mắm (loại bát đựng nước chấm) và 3 bát nước lọc.

Cho nước mắm đã pha loãng vào nồi đun sôi.

Khi nước mắm sôi bạn trút nước mắm sang nồi cá.

Với lượng cá và nước mắm như trên vừa đủ để nước mắm xâm xấp cá.

Đun với lửa to. Khi nồi cá sôi bạn chuyển lửa về mức nhỏ nhất, tiếp tục đun đến khi nồi cá cạn nước.

Lấy ra ăn với cơm.

Cá rô kho mía là món ăn dân dã, nguyên liệu dễ kiếm, thao tác chế biến cũng đơn giản. Bạn hãy thử kết hợp 2 loại nguyên liệu này để đổi bữa cho nhà mình nhé! Chắc chắn bạn sẽ thích khi cá rô được kho kỹ, mềm cả xương, có vị đậm đà, thơm mùi mía, một chút cay của hạt tiêu, rất hợp để ăn với cơm nóng. Món này khiến bạn ăn mãi mà không thấy no.

Theo afamily

Đừng bỏ qua nước mía khi mang bầu

Ngay từ hồi mới mang bầu, nhiều người đã khuyên mình nên uống nước mía thường xuyên để tốt cho con sau này.
Không hiểu nước mía tốt như thế nào nhưng nghe đàn chị đi trước khuyên nhủ mình cũng tập thói quen uống nước mía mỗi tuần. Hồi 3 tháng đầu vì không ăn uống được gì nhiều nên mình không uống được nhiều nước mía nhưng đến tháng thứ 4, tình hình ăn uống của mình được cải thiện và nước mía đã trở thành đồ uống khoái khẩu hàng ngày. Biết vợ thích uống nước mía, anh chồng đã đặt riêng chị xay nước mía đầu ngõ mỗi ngày mang vào cho mình một ly.

Dù uống nước mía hàng ngày như thế nhưng nói thật mình không biết gì nhiều về tác dụng của đồ uống này trong thai kỳ. Hồi mới mang bầu, mình có nghe mẹ nói cố gắng uống nhiều nước mía để sau này con sinh ra được sạch và ít nhớt. Đó là quan niệm của các cụ ngày xưa nên mình cũng không để ý lắm.

Tuy nhiên, hôm trước có tham khảo sách báo mới biết, theo Đông y, nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước tiểu đỏ và rất bổ dưỡng.

Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ. Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

Câu chuyện về công dụng của nước mía với bà bầu không chỉ dừng lại ở đó. Mình mới khám phá ra một lợi ích tuyệt vời của đồ uống này nữa đó là chữa ốm nghén nhân một ngày đến nhà bạn chơi.

Chả là cô bạn thân hồi đại học của mình cũng mới mang bầu tháng thứ 2. Hôm trước nói chuyện thấy bạn bảo bị ốm nghén ghê gớm lắm nên tuần vừa rồi hai vợ chồng quyết định đi hỏi thăm bạn đồng thời cũng là dịp để chia sẻ những lo lắng, trăn trở lần đầu mang bầu. Nhưng sang đến nơi ngồi chơi cả ngày mà chẳng thấy bạn nôn ói hay có hiện tượng gì của ốm nghén. Hỏi ra bạn mới kể là mới chữa được ốm nghén cách đây vài ngày, còn trước đó thì chẳng ăn uống được gì mà nôn ói suốt ngày.
Bạn bảo may có bác hàng xóm mách cho cách trị ốm nghén rất đơn giản mà hiệu quả ghê. Mình hỏi là chữa bằng gì thì bạn bảo là chữa bằng nước mía. Mình khá bất ngờ vì hồi đầu mang thai, mình cũng nghén ngẩm ghê gớm lắm mà uống nước mía thấy có tác dụng gì đâu. Cô bạn bảo chữa phải biết cách thì mới có tác dụng chứ đâu phải cứ uống nước mía là khỏi. Thế là 2 vợ chồng ngồi im nghe bạn giới thiệu về bài thuốc trị ốm nghén với nước mía. Dù mình đã qua thời gian ốm nghén nhưng vẫn muốn học hỏi cho tập 2 và để giới thiệu với những người thân khác.

Bài thuốc chữa ốm nghén của cô bạn là lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 - 3 lần trong ngày. Bạn bảo uống liên tục khoảng 2-3 ngày là triệu chứng ốm nghén giảm hẳn. Nếu còn có cảm giác buồn nôn, bạn vẫn có thể uống tiếp cho đến khi khỏi hẳn. Nhìn bạn rạng rỡ hơn hẳn so với hôm nói chuyện trước mình đoán bài thuốc này hiệu nghiệm lắm lắm.

Nếu các mẹ cũng đang bị ốm nghén, hãy thử cách làm này xem nhé. Tuy nhiên, bạn cần mua được nước mía sạch hoặc tự làm là tốt nhất. Ngoài ra, uống nước mía trong thai kỳ cũng rất tốt cho bà bầu và thai nhi, dù vậy vì nước mía có lượng đường cao nên chị em không nên uống quá nhiều. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước mía thường xuyên.

Theo Eva

Thịt ba chỉ mật ong kiểu Nhật ngon mê ly

Với cách chế biến dưới đây, bạn sẽ được thưởng thức món ăn thơm ngon và nghệ thuật chẳng khác gì am thuc Nhật Bản.

1. Nguyên liệu
- 350g thịt ba chỉ ngon
- Rau cải bó xôi đã chần qua
- Dầu ăn
- Mayonnaise Nhật (hoặc tùy chọn)
- Gia vị Ichimi Togarashi (gồm 7 thành phần, còn gọi là thất vị hương của Nhật)

Gia vị:
- 2 muỗng canh mật ong
- 2 muỗng canh đậu tương
- 1 muỗng canh dầu hào
- 2 tép tỏi

Thịt ba chỉ mật ong kiểu Nhật ngon mê ly
2. Cách làm

Thái lát thịt ba chỉ miếng vừa ăn (có độ dày 6 – 7mm).

Tỏi ép nhuyễn (hoặc băm nhuyễn, tùy bạn).

Đun nóng dầu ăn trong một cái chảo lớn, khi dầu nóng, cho thịt ba chỉ vào.

Dầu ăn có thể bắn ra ngoài, vì thế bạn nên dùng vỉ chắn dầu mỡ bắn đậy chảo thịt lại.

Khi cả hai mặt của miếng thịt đã vàng, tắt bếp.

Dùng giấy thấm sạch dầu ăn thừa trong chảo.

Bật bếp trở lại với ngọn lửa trung bình và thêm tất cả các gia vị vào.

Đun với ngọn lửa vừa cho tới khi thịt có màu đẹp mắt như hình dưới. Cố gắng đừng làm cháy nước sốt nhé.




Để tránh ngán, bạn có thể ăn cùng với rau cải bó xôi đã chần. Rắc lên trên thịt một chút gia vị Ichimi Togarash và nước sốt ngọt của thịt vô cùng hợp khi ăn với mayonnaise.
Theo Tapchiamthuc 


Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt Nam, nơi giúp bạn chế biến những món ăn ngon.

Số người online

It's free
index