Bánh cuốn Việt

Ai bánh cuôn không??? ai bánh cuốn nào???
vào mỗi buổi sáng sớm những cô hàng bánh vẫn không ngại vất vả đi rao bán bánh vào mỗi buổi sáng, Bánh cuốn là loại bánh làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, để ăn khi còn ướt, bên trong cuốn nhân (trường hợp không cuốn nhân ở Miền Nam gọi là bánh ướt) Bánh thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm khi ăn thường kèm thêm chả lợn.



Bánh cuốn trước khi cho nhân vào
Gạo ngon, xay mịn, hòa với nước. Đặt nồi hấp, căng vải mỏng trên miệng nồi. Mỗi lần cho một muôi bột nhỏ. xoa đều lên bề mặt miếng vải để lá bánh cuốn được mỏng, có thể thoa thêm chút mỡ để dễ lấy ra.
Sau khi bánh chín, dùng đũa to hoặc thanh tre gạt ra đĩa, lúc này có thể cuộn thêm nhân gồm một ít thịt vai nửa nạc nửa mỡ, tôm, băm cùng mộc nhĩnấm hương đã xào chín với các gia vị như mắmhạt tiêu... Rắc thêm hành khô phi thơm và dùng với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.
Hương vị thơm ngon mặn mà đậm chất quê của người việt. Bánh cuốn cũng là món ăn góp phần tạo nên sự phong phú cho am thuc Việt Nam

Bánh Trưng bánh dầy

Bánh Trưng, bánh Dầy là 2 loại bánh đặc trưng nhất của dân tộc Việt Nam, Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người quây quần bên nồi bánh Trưng đầm ấm bên gia đình, Bánh Trưng được làm bằng những nguyên liện đơn giản, không cầu kỳ nhưng chính vì thế đã tạo nên nét đặt chưng mà chỉ có nó mới có được.
Ngày xa xưa chúng ta lớn lên với sự tích bánh Trư ng, bánh Dầy và nghi lễ cúng bái tổ tiên truyền thống vẫn được lưu truyền tới ngày hôm nay.
Bánh Trưng được làm từ Gạo Nếp xung quanh, nhân giữa là đỗ xanh, thịt. được bao bọc bên ngoài là những chiếc lá dong xanh mượt. sau đó được luộc 1 ngày 1 đêm.
Khi bánh chín bóc ra chúng ta sẽ thấy màu xanh của lá Dong, hương thơm của gạo nếp, béo ngậy của đỗ với thịt. Ẩm thực truyền thống của Việt Nam


RƯỢU SÂU CHÍT ĐẶC SẢN VÙNG TÂY BẮC

Ẩm thực rượu
Còn sâu chít đem ngâm rượu Sán Lùng, Mường Khương, Bắc Hà… thì trở thành tiên tửu, biệt dược đối với cánh đàn ông không còn tráng kiện như thuở hoa niên!

Sâu chít là một trong những "đặc sản" thiên nhiên của một số vùng núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La. Người dân thu hoạch sâu chít vào tháng 11-12 hằng năm, thường là đem ngâm rượu uống. Công dụng điển hình của sâu chít được dân gian truyền miệng là "phục tráng sức khỏe".
Thức uống này còn có tên gọi khác là Bạch trùng thảo, Đông trùng hạ thảo. Xuất xứ của hai cái tên chữ cũng như tên gọi nôm na đều xuất phát từ một loại sâu ngâm rượu. Chít là tên một loại sâu sống trong thân cây chít - cây bông đót, mọc hoang ở các triền núi đá vôi nối tiếp nhau trải dài bất tận ở miền Tây Bắc. rượu sâu chítBạch trùng thảo là loại sâu trắng ký sinh trong loài cỏ lau. Đông trùng hạ thảo là loại sâu mùa đông chỉ là ấu trùng ở nụ mầm cây chít, nhưng sang mùa hạ phát triển thành sâu, chờ đợi đến ngày chui ra khỏi thân cây chít để hóa thành bướm, mở đầu cho một vòng đời mới…
Bà con các dân tộc ở miền Tây Bắc như Dao, Nùng, Tày, Thái, Ráy… cho biết mùa khai thác sâu chít kéo dài tháng 4 đến tháng 7 dương lịch. Đấy là khoảng thời gian ấu trùng sâu chít ăn đọt non cây chít và phát triển thành sâu dài cỡ năm phân, to bằng đầu mút đũa, thân có ngấn phân chia thành từng đoạn nhỏ, do vậy trông hình dáng giống hệt con sùng. Theo người dân địa phương, sâu chít là một loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng. Việc khai thác sâu chít để chế biến thành các món ăn, các loại rượu, vốn là nghề truyền thống của bà con các dân tộc ở miền Tây Bắc.
Vì sao sâu chít lại là thứ quý hiếm như vậy? Qua tìm hiểu, tôi mới hay rằng, đấy là một loại thực phẩm đầy bổ dưỡng. Sâu chít đem băm nhỏ trộn với trứng rán là món ăn giúp phụ nữ sau khi sinh nở hoặc thân thể gầy yếu sẽ nhanh chóng bình phục và có nhiều sữa cho con bú. Sâu chít phơi khô, tán thành bột cho trẻ em uống là bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm trong việc chữa bệnh còi cọc, bụng ỏng đít beo vì suy dinh dưỡng. Còn sâu chít đem ngâm rượu Sán Lùng, Mường Khương, Bắc Hà… là những loại rượu làm bằng sắn, ngô với men lá cây rừng mọc trên núi đá và nước suối nguồn trong vắt của vùng rẻo cao thì trở thành tiên tửu, biệt dược đối với cánh đàn ông không còn tráng kiện như thuở hoa niên!
Khác với rượu tắc kè có màu vàng ánh xanh, rượu sâu chít có màu vàng đục với lớp váng dầu rất mỏng. Hương vị của rượu sâu chít không có vị tanh và đậm đà hơn. Điểm đặc biệt của rượu sâu chít là ngâm với rượu San Lùng, hay các loại rượu khác như Mường Khương, Bắc Hà, Mai Hạ… uống nhiều hay ít đều không nhức đầu. Hơn thế nữa, nếu lỡ uống say, khi tỉnh dậy vẫn thấy tinh thần sảng khoái, người khỏe ra sau một giấc ngủ dài. Còn rượu sâu chít có sánh ngang với phương thuốc Minh Mạng thang hay không, thì phải đến Sa Pa tôi mới có dịp kiểm chứng.
Núi rừng miền Tây Bắc có lắm đặc sản, trong đó có rượu sâu chít vang danh thiên hạ từ lâu. Và loại rượu này đang là mặt hàng được du khách trong và ngoài nước ưa thích khi đến với miền Tây Bắc…

Cháo Trai Cổ Loa

Nếu bạn có cơ hội một lần ghé thăm khu di tích Cổ Loa một lần bạn đừng quên ghé lại thưởng thức món Cháo Trai rất ngon.
Mang đậm hương vị của dân quê, dâ dã. Cháo Trai không cầu kỳ không quá đặc biệt nhưng vẫn để lại trong lòng mỗi người tới ăn một cảm giác khác nhau.
Cháo Trai được nấu từ gạo nếp thơm ngon của vùng Đông Anh với những con Trai được bắt dưới những Đầm, ao...rất tự nhiên. Ăn kem với món này là một chút quẩy, cà muối sẽ tăng thêm hương vị của nó!
Đơn giản không càu kỳ, dân dã nhưng rất ngon!



















Cháo lươn – Bồ câu xứ Nghệ


Nằm trên dải đất miền Trung, Nghệ An có rất nhiều đặc sản nức lòng những ai có dịp ghé qua. Trong đó món cháo lươn và bồ câu với cách chế biến và hương vị đặc trưng được coi là “niềm tự hào xứ Nghệ” từ lâu không chỉ còn là món ăn quen thuộc của người dân nơi đây mà đặc sản đó đã theo chân người có mặt giữa Hà thành tấp nập.
NemNgon cuốn thủ công, giao hàng miễn phí tận nhà

Lươn có ở rất nhiều vùng nhưng giới sành ăn từ lâu truyền tai nhau thưởng thức lươn trên đất Nghệ mới đích thị là ngon. Bởi lẽ lươn Nghệ An đa phần là sống tự nhiên thịt rắn, chắc, nấu không bị vỡ vụn…Thêm một điều khiến cháo lươn Nghệ An nổi tiếng từ Bắc vào Nam là bởi có cách chế biến và những hương vị đặc trưng không nơi nào có được.
Cháo lươn – Bồ câu xứ Nghệ
Ảnh: Lươn rang muối
Không chỉ ngon mà các món chế biến từ lươn và bồ câu còn rất bổ nên được nhiều người ưa chuộng. Theo y học Trung Hoa thì bồ câu nhất là loại chim mới ra ràng với vị mặn, tính bình có công dụng ích khí giải độc, điều kinh chỉ thống, bổ tinh rất có lợi cho những cặp vợ chồng mong con. Còn lươn có hàm lượng đạm, chất béo, calo và vitamin rất cao…Cháo lươn mát, bổ, có tác dụng giải cảm, giải rượu nhất là mùa hè.
Cháo lươn – Bồ câu xứ Nghệ
Ảnh: Bồ câu quay
Nếu trước đây chỉ khi nào có dịp ghé thăm hay đi qua thành phố Vinh thực khách mới tranh thủ thưởng thức hai đặc sản nói trên thì giờ đây ngay giữa lòng thủ đô cũng đã xuất hiện một địa chỉ chuyên lươn và bồ câu Nghệ An. Đây không chỉ là điểm đến quen thuộc của những người con xứ Nghệ mà từ lâu đã trở thành địa chỉ ẩm thực độc đáo thu hút rất nhiều thực khách Hà thành. Đó là nhà hàng Thùy Dung chuyên lươn – bồ câu xứ Nghệ nằm tại số 4 Nguyễn Quyền.
Cháo lươn – Bồ câu xứ Nghệ
Ảnh: Mặt  tiền nhà hàng
Là một người gốc Nghệ An, chị Dung từ nhỏ đã nuôi ước mơ mở một hàng ăn cho riêng mình. Ra Hà Nội lập nghiệp, chị nghĩ Hà Nội chẳng còn thiếu quà gì, nếu mình lại mở một cửa hàng phục vụ đồ ăn thông thường thì không đủ sức cạnh tranh, chỉ có cách mang hương vị quê hương mình phục vụ khách thì mới thành công. Ban đầu chị nghĩ đơn giản người Nghệ An sống ở Hà Nội rất đông, chắc chắn đây sẽ là món ăn sẽ được người xứ Nghệ quan tâm và ủng hộ. Nhưng sau đó, chính những bí quyết cùng hương vị đặc trưng của món ăn dân dã quê hương đã giúp chị mở rộng thương hiệu và thành công trên đất khách quê người.
Cháo lươn – Bồ câu xứ Nghệ
Ảnh: Miến lươn xào
Nhiều người ban đầu đến với nhà hàng vì sự hiếu kỳ và tò mò muốn khám phá ẩm thực xứ Nghệ. Nhưng thử một lần lại muốn đến lần hai, lần ba rồi thành ra nghiện lúc nào không hay. Nếu đa phần các nhà hàng chế biến từ lươn khô thì tại nhà hàng Thùy Dung tất cả nguyên liệu lươn và bồ câu đều được mang từ quê ra, tươi sống và bảo đảm chính gốc Nghệ An. Đầu bếp chế biến cũng là người gốc Nghệ chính vì vậy món ăn có hương vị rất riêng không một quán ăn nào của Hà Nội có được.
Cháo lươn – Bồ câu xứ Nghệ
Ảnh: Lươn cuốn lá lốt
Mặc dù có diện tích khá khiêm tốn song với thực đơn phong phú nhà hàng vẫn luôn tấp nập khách không kể sáng trưa. Tại đây bạn sẽ có cơ hội thưởng thức rất nhiều món lươn và bồ câu theo những cách chế biến khác nhau. Đó là cháo, miến, lẩu, súp ngoài ra có những món độc đáo như lươn rang muối, dồi lươn, lươn cuốn lá lốt, lươn xào sả ớt hay như bồ câu xay xốt bánh đa. Mỗi cách chế biến chứa đựng bí quyết và mang hương vị khác nhau đưa thực khách hết từ bất ngờ này đến ngỡ ngàng khác.
Cháo lươn – Bồ câu xứ Nghệ
Ảnh: Bánh đa vừng - Hoa chuối
Với giá rất bình dân chỉ từ 15 đến 100 ngìn đồng cho một món nhà hàng cháo lươn - bồ câu xứ Nghệ chắc chắn sẽ làm hài lòng những ai yêu thích ẩm thực nơi dải đất miền Trung nắng gió.

Bún đậu mắn tôm


Chỉ dăm con bún lá xinh xinh, đĩa đậu kèm theo bát mắm tôm, rau sống, thế là bạn đã có một bữa trưa ngon lành.

Ở các hàng nổi tiếng, khách tới, chủ quán mới rán đậu.
Ở các hàng nổi tiếng, khách tới, chủ quán mới rán đậu. Ảnh: Phương Phương.
Với du khách từ xa tới Hà Nội, hầu hết đều nghe ngõ Phất Lộc nổi danh với những hàng bún đậu mắm tôm. Nổi tiếng nhiều thì cũng kèm theo lắm thị phi, nhiều người sành ăn vẫn chưa ưng ý hoàn toàn với nơi này nhưng trăm người trăm ý, con ngõ này vẫn được nhiều người lựa chọn là đích đến.
Cũng giống như các món ăn dân dã khác của Hà thành, bún đậu được bán cả trên phố lớn lẫn các con ngõ nhỏ. Hàng to hoành tráng cũng có mà chỉ là gánh hàng rong của mấy bà mấy chị cũng nhiều. Dù thành phần của món ăn cũng đơn giản thôi nhưng nguyên liệu phải được lựa chọn thật kỹ càng, nhất quyết là phải chọn bún lá chứ không chơi bún rối, bún sợi to, được bún Phú Đô là tuyệt nhất. Mắm tôm thì chọn hàng quen của mấy bà mấy chị Thanh Hóa hay mua trên chợ Hàng Bè, gia giảm khéo léo, cho thêm chút nước mỡ rán đậu. Đậu phụ Mơ là ngon nhất, khách tới, mới bỏ vào rán chứ rán lại thì đậu dễ bị rỗng, ăn không ngon.
Nằm sâu trong ngõ chợ Đồng Xuân, hàng bún đậu mắm tôm nhỏ chẳng có nhiều chỗ ngồi mà chỉ có hai chiếc ghế băng ngồi quây quần bên bàn nhỏ. Đi vào đây cũng lắm gian nan khi phải gửi xe ngoài ngõ, đi bộ vào trong và đôi khi phải chờ dài cổ vì hàng thì đông khách mà chỗ ngồi chắc đủ cho khoảng 6 khách. Đôi khi mượn được chỗ ở hàng bên cạnh thì thêm được dăm chỗ ngồi.
Bún đậu mắm tôm rất phổ biến ở Hà Nội.
Bún đậu mắm tôm rất phổ biến ở Hà Nội. Ảnh: Phương Phương.
Nhưng đã ngồi đây ăn rồi thì bạn sẽ không có gì phải nuối tiếc vì ăn bao nhiêu cũng hết. Mắm tôm ngon, đậu vừa ăn, nếu thích ăn đậu mềm "lướt ván" bạn cũng được chiều ngay vì khách tới ăn, chủ hàng mới rán. Đặc biệt nhất là quán có chả cốm và chả thì là có thể khẳng định, ngon nhất nhì Hà Nội. Nhiều khách tới đây ăn còn mua chả về nhà ăn cơm buổi tối. Trong con ngõ này cũng có nhiều hàng ngon như phở tíu hay bánh rán.
Quán bún đậu của chị Huệ trên đường Lý Thường Kiệt ăn cũng vừa miệng nhưng gây ấn tượng hơn cả chính là chủ hàng. Dù lúc nào cũng đông khách nhưng chủ hàng lúc nào cũng kêu ca ế khách, khi mưa cũng kêu, khi nắng cũng kêu. Khách ăn lâu thành quen, hôm nào chị bán hàng không kêu lại thấy thiêu thiếu. Chỗ ngồi của quán nằm trên con phố đẹp của Hà thành, dưới tán những vòm cây xanh nên ăn uống ngoài trời, chẳng có quạt hay điều hòa mà cũng thích thú lắm.

Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt Nam, nơi giúp bạn chế biến những món ăn ngon.

Số người online

It's free
index