Chân gà tần hoa hồi

Nguyên liệu:
chân gà tần hoa hồi một món đặc biệt, tốt cho sức khỏe
1-   Chân gà ..........10 cái

2-   xì dầu ...........3 thìa canh

3-   Mì chính ..........15gr

4-   Đường phèn......1 thìa canh.

5-   Ngũ vị hương .....1 gói nhỏ

6-   Hoa hồi.............3 cai

7-   Dầu thơm..........1 thìa cà phê.

8-   Nước dùng gà.......500gr




Cách làm 
1-   Chân gà  bóc  lớp da ngoài,bỏ móng,rửa sạch
2-   Cho nước dùng và các gia vị vào chảo  đun sôi,sử dụng chế độ lửa nhỏ tần cho tới khi chân gà chín, có vị thơm   là được.Cũng có thể tần bằng phương pháp cách thủy nhưng thời gian cần phải kéo dài thêm.
3-   Khi vớt chân gà ra phải đợi cho ráo nước mới đơm lên đĩa.
 Bách khoa nhỏ về món Chân gà tần

1-   Chân gà và móng giò lợn cũng vậy đều hàm chứa nhiêu protein dưới dạng keo.Ăn chân gà tần giúp bạn cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp.
2-   Món chân gà tần cũng là mồi nhậu lai rai giúp các bạn bè có thêm thời gian trò  chuyện bên mâm cỗ ngày tết.
3-   Khi chon mua chân ga bạn nhớ chon những cái chân gà mập,trăng trẻo không có nhưng  vết sứt,những khuyết tật.
                                                                                     Đào đức Dâu
                                               Món ăn dân gian của dân tộc Tày Lạng Sơn

Chân gà tần hoa giao

Đây là món ăn rất dặc biệt và ngon mà cách làm không khó khăn chỉ mất chút thời gian chờ đợi Dưới đây mình xin giới thiệu món này cho 6 người ăn Nguyên liệu: 1. Chân gà 12 đôi. 2. Hoa giao một loạt thuốc bắc có thể mua ở hiệu thuốc bắc. 450gr 3. Muối ăn 7gr 4. Mì chính 10gr 5. Rượu trắng 15gr 6. Dầu ăn 25gr 7. Nước dùng gà 750ml 8. Gừng tươi 10gr 9. Hành tươi 10gr

chân gà tần hoa giao
Cách làm: B1. Chân gà rửa sạch, bỏ mòng rồi trần qua nước sôi. Đặt tất cả chân gà vào dụng cụng bằng gốm sứ lớn, nếu không có bạn có thể cho vào nồi hấp. B2. Đợt cho gia vị lần thứ nhất: Gừng, hành mỗi thứ 5gr, mì chính 10gr, rượu trắng 10gr, muối 6gr, 2/3 nước dùng, dầu ăn. B3. Cho chân gà vào tần khoảng 2h đồng hồ, có thể tần cách thủy hay không cách thủy cũng được, bắc nồi tần ra khỏi bếp. B4. Đợt cho gia vị lần thứ 2: Phi thơm hành gừng sau đó cho số gia vị còn lại vào đun sôi cho thêm vài xấp nước nữa là được. Đơn giản phải không các bạn! Chúc cac bạn thành công! Tác giả: Đào Đức Dâu

Thực phẩm tốt cho người già

Rất nhiều người cao tuổi có những khó khăn trong việc lựa chọn thức ăn, nhiều người lo lắng quá đến nỗi thiếu hụt chất dinh dưỡng. Sự suy giảm của hệ thống tiêu hóa, răng miệng và không ít những bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn mỡ máu... khiến người cao tuổi có những khó khăn khi lựa chọn thức ăn. Nhiều người lo lắng quá đến mức quá kiêng khem dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vậy người cao tuổi nên lựa chọn những thức ăn thế nào cho phù hợp? Thức ăn giàu chất xơ là lựa chọn hàng đầu Đây là nhóm thức ăn được khuyến cáo cần thiết sử dụng cho nhiều bệnh mạn tính đang có xu hướng gia tăng như tim mạch, tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid... Tất cả các chế độ điều trị không dùng thuốc cho những bệnh nhân này đều đề cập đến dinh dưỡng giàu chất xơ. Trong đó các chuyên gia cũng chú trọng nhiều hơn đến chất xơ có trong sản phẩm tự nhiên hơn là chất xơ có trong các thức ăn chế biến sẵn. Rau quả tươi, nhất là những rau màu xanh thẫm như cải xanh, súp lơ... đều giàu chất xơ. Không chỉ có tác dụng ngăn chặn tăng đường huyết sau ăn, ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, kiểm soát cholesterol, triglycerid... mà chất xơ còn vô cùng quan trọng cho người mắc các bệnh đường tiêu hoá như táo bón, trĩ, dự phòng ung thư đại tràng, chống táo bón, giúp vi khuẩn đường ruột cân bằng.

rau xanh nhiều chất xơ
Bổ sung các vi chất bằng thức ăn Hiện là nhóm thức ăn chức năng phổ biến nhất. Việc bổ sung vi chất có tính toàn cầu như bổ sung iốt, sắt, vitamin A vào thực phẩm đã có tác dụng phòng được các bệnh bướu cổ, thiếu máu thiếu sắt, nguy cơ mù loà do thiếu vitamin A. Nhiều quốc gia đã có chủ trương bổ sung iốt vào muối ăn, sắt vào gia vị, vitamin A vào đường. Thức ăn được bổ sung vitamin, khoáng chất nhiều là bột mì, gạo, muối, bột trẻ em, sữa, nước uống, gia vị, đường. Nước trái cây là thức uống được khuyến nghị bổ sung các nhu cầu về vitamin C, E, beta - caroten. Sữa có bổ sung acid folic, vitamin và khoáng chất cho phụ nữ có thai cũng được sử dụng ở nhiều nước. Thực phẩm có bổ sung canxi, vitamin D cho người già, phụ nữ mãn kinh đề phòng loãng xương. Tìm kiếm acid béo thiết yếu DHA (Docosaheaenoic acid) và ARA (Arachidonic acid) là những thành phần acid béo thiết yếu, có nhiều trong dầu thực vật, dầu cá, dầu đậu nành, là thành phần quan trọng của màng tế bào, thành phần quan trọng của não và võng mạc. Đây là những acid béo rất cần thiết cho sức khỏe con người, đặc biệt là người già và trẻ em. Việc bảo đảm sức khoẻ không chỉ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học mà còn phải có sự kết hợp tập luyện thân thể hằng ngày và một tinh thần thoải mái. Phòng ngừa và chữa trị táo bón qua thực phẩm
ngăn ngừa và chữa trị táo bón qua thực phẩm
Táo bón là chứng bệnh gây nhiều "đau khổ" ở người già, nhiều cụ "ôm" nhà vệ sinh hàng giờ đồng hồ mà vẫn bó tay, việc dùng các thuốc chống táo bón liên tục thực sự không có lợi. Vì thế bên cạnh việc uống đủ 1,5 lít nước/ngày người già cần biết cách phòng chống căn bệnh này bằng thực phẩm. Các thực phẩm có tác dụng phòng chống táo bón là nhóm thức ăn có bổ sung vi sinh vật sống có lợi cho cơ thể, làm cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm tăng cường miễn dịch ở niêm mạc ruột và miễn dịch hệ thống, cải thiện dinh dưỡng, giảm nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, tiêu cabonhydrat, chống táo bón, chống dị ứng, giảm cholesterol máu, chống sinh u, tăng hấp thụ canxi, tăng cường sự tổng hợp vitamin do vi khuẩn đường ruột. Bình thường, đường ruột của cơ thể có trên 400 chủng vi khuẩn sinh sống, tạo ra một hệ vi khuẩn ruột. Hệ vi khuẩn ruột có thể chia thành hai nhóm: nhóm vi khuẩn có lợi, làm tăng cường sức khoẻ và nhóm vi khuẩn có thể gây bệnh. Bình thường, nhóm vi khuẩn có lợi chiếm ưu thế, chiếm đa số, có từ 106 đến 1.010 vi khuẩn/gam phân, còn nhóm vi khuẩn gây bệnh là nhóm thiểu số, chỉ có dưới 106 vi khuẩn/gam phân. Một khi nhóm vi khuẩn gây bệnh chiếm ưu thế hơn nhóm vi khuẩn có lợi thì sẽ gây bệnh cho cơ thể. Vi khuẩn có lợi chính ở hệ vi khuẩn ruột là Lactobacilli và Bifidobacteria. Các vi khuẩn có lợi cho sức khoẻ có chức năng cạnh tranh không cho vi khuẩn gây bệnh định cư ở đường ruột, kích thích miễn dịch chống nhiễm khuẩn, giúp tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, tổng hợp một số vitamin nhóm B và vitamin K. Sữa chua là một đồ ăn có chứa lactobacillus.

Ngon bổ chế biến từ hạt Sen


Sen là biểu tượng của Việt Nam, đẹp như người phụ nữ, trong sáng, tinh khiết, Sen còn là loài hoa đẹp mang nhiều ý nghĩa, không chỉ đẹp mà hạt sen còn tác dụng dưỡng tâm, là thực phẩm bổ dưỡng, dược liệu quí. Hạt sen rất có ích cho người suy nhược cơ thể, mất ngủ…xin giới thiệu một số mòn ăn ngon bổ làm từ hạt Sen

Chè hạt sen long nhãn
Nấu chè với 100g hạt sen tươi, 200g long nhãn tươi, đường cát trắng. Món chè này có tác dụng bổ huyết, an thần.
chè hạt sen long nhãn

Cháo hạt sen tuyết nhĩ
Hạt sen 50g, tuyết nhĩ (mộc nhĩ trắng) 50g, gạo nếp 50g, đường cát. Tuyết nhĩ ngâm nước cho mềm, rửa sạch, thái nhỏ. Hạt sen, gạo nếp xay thành bột, nấu với 500 ml nước, vặn nhỏ lửa. Khi cháo sôi thì cho mộc nhĩ, đường vào khuấy đều.
Ăn một lần vào buổi chiều, lúc đói bụng.
Món cháo này có ích cho phụ nữ vào thời kỳ tiền mãn kinh. 
cháo hạt sen tuyết nhĩ


Chè hạt sen, đậu đỏ
Hạt sen tươi 150g, đậu đỏ 100g, trần bì (vỏ quýt khô) 10g, đường phèn. Hạt sen tươi bỏ tâm, rửa sạch, để ráo. Đậu đỏ rửa sạch, cho vào nồi cùng với hạt sen và lượng nước vừa đủ. Nấu sôi khoảng 30 – 40 phút cho chín nhừ.
chè hạt sen đậu đỏ

Vỏ quýt khô rửa sạch, ngâm mềm rồi xắt sợi, cho vào nồi cùng với đường phèn.
Nấu thêm trên lửa nhỏ khoảng 20 phút cho đậu và hạt sen thấm đường.
Món này nên ăn nguội vào lúc đói bụng, có ích cho người ăn uống không tiêu, đầy bụng, tay chân sưng thũng.
Theo Afamily

Riêu cá Chép - ngon lạ

Món ăn đơn giản rất dễ làm, thay đổi món hàng ngày cho gia đình bạn.

riêu cá chép
Nguyên liêuj: chép, tuỳ số lượng người ăn mà chúng ta chuẩn bị lượng cá phù hợp thường thì 300g/ một người. Cà chua Rau bắp cải Hành, tỏi Gia vị không thể thiếu mẻ. Cách làm: Cá rửa sạch, bóc mang, chặt khúc, ướp gia vị Cà chua sắt múi, cải sắt nhuyễn. Phi thơm tỏi rồi cho cà chua vào xào lên rồi cho nước vào đun sôi. khi nước sôi, cho cá và cải vào nấu chín sau đó cho mẻ vào, tắt bếp. Múc ra bát lớn rắc hành, thì là sắt khúc cho vào. Vậy là xong. Chúc các bạn ngon miệng Nguồn Sưu tầm

Canh cải với cá rô đồng

Đây là một món canh mà nhà mình rất ưa thích. Từ nhỏ mình đã rất thích ăn canh rau cải xanh dù chỉ là canh nấu suông với vài mẩu gừng. Ngày đó còn học mẫu giáo, bữa ăn trưa nào mà các cô cho ăn canh rau cải xanh thì mình ăn cơm rất ngon lành, chỉ chờ được đến lúc các cô gọi lên để chan canh vào bát Cá rô đồng thường nhà mình làm hai món: một là chiên giòn tan chấm nước mắm tỏi ớt chanh, hai là dùng để nấu món canh cải xanh này. Món chiên giòn thì làm rất nhanh, chỉ cần làm sạch rồi đem chiên với nhiều dầu cho cá chín giòn là xong. Còn nấu canh thì phức tạp hơn, nhất là với ai không đủ kiên nhẫn để ngồi gỡ thịt cá ra khỏi xương thì cũng là một thử thách đó Mình thường ướp cá với một chút mắm, gừng, tiêu, sau đó đem luộc với một chút xíu nước. Cá vừa chín thì lấy ra gỡ lấy phần thịt nạc để ra bát riêng. Phần thịt này khi nào nấu canh gần được thì mới cho vào để thịt cá không bị nhạt. Còn lại phần đầu, đuôi và xương cá thì mình đem giã nhuyễn – như giã cua – sau đó đem lọc lấy nước – cũng như lọc cua. Nước này sẽ dùng để nấu canh vì sau khi lọc, thịt cá còn dính lại trong xương theo nước lọc nên không bị phí đi. Do đó, giả sử mà cá rô đồng nhỏ quá hoặc bạn ngại gỡ thịt cá, thì cứ đem luộc lên rồi đem giã tất, sau đó lọc lấy nước dùng để nấu canh, thì bát canh vẫn rất ngon lành và chất.

canh cải cá rô đồng
Nguyên liệu: (2-3 người) - 200g cá rô đồng - 1 mớ rau cải xanh - 1 mẩu gừng đập dập - 1 tsp dầu ăn - 1 tsp mắm - 1/4 tsp tiêu - hạt nêm Cách làm: - Cá rô rửa sạch. Ướp cá với mắm, tiêu, dầu ăn và 1/2 lượng gừng. - Cho cá vào nồi nhỏ, thêm chút xíu nước cho vừa ngập cá, luộc cá đến khi chín. Nếu còn nước thì giữ lại để nấu canh. Lấy cá ra gỡ riêng phần thịt. Phần xương cá thì đem giã nhuyễn và lọc lấy phần nước (lượng nước áng vừa đủ cho 2-3 người ăn). - Rau cải xanh rửa sạch, thái nhỏ. - Đun sôi nước dùng với 1/2 lượng gừng còn lại, sau đó thả rau cải vào, thêm hạt hêm. Khi canh sôi trở lại thì cho nạc cá đã gỡ vào, nếm lại canh để thêm gia vị nếu cần. chúc các bạn ngon miệng! Nguồn kokotaru.com

Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt Nam, nơi giúp bạn chế biến những món ăn ngon.

Số người online

It's free
index