Bún phú Đô


Sợi tròn, thơm dẻo, vị trắng trong là những đặc trưng của sợi bún Phú Đô. Từ lâu, bún Phú Đô đã trở thành món ăn chính thay thế cho những ngày “chán cơm” của người dân Kinh Kỳ vốn nổi tiếng sành ăn...

alt
Nguồn ảnh: amthuc

Bún ư! đi đâu trên khắp đất nước Việt Nam này ta cũng đều dễ dàng thưởng thức một bát bún. Vừa rẻ, vừa ngon, dễ ăn mà lại mát. Nhưng ko phải bún ở đâu cũng đi vào nỗi nhớ và thèm thuồng của mỗi người khi đã một lần được thưởng thức. Để trở thành một món ăn tinh hoa am thuc của đất Kinh Kỳ ắt cũng phải có cái lý do riêng của nó. Không phải dễ dàng chinh phục hay đánh lừa được những chiếc lưỡi sành ăn đến là khó tính của người dân Hà Thành. Nhưng bún Phú Đô đã làm được điều ấy.

Làng làm bún Phú Đô cũng giống như bao làng quê việt với con ngõ nhỏ dài và sâu hun hút. Đây là một ngôi làng nổi tiếng ở xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Cứ 5 năm một lần làng lại tổ chức lễ hội rước thánh nhằm tỏ lòng biết ơn công lao các vị thành hoàng bảo trợ che chở làng và ông tổ nghề bún. Trong lễ hội, những mâm bún trắng tinh khiết- sản phẩm đặc trưng của làng nghề làm bún truyền thống được dâng cúng. Không khí rộn rã, náo nhiệt cả một làng quê nhỏ bé.   

Ca dao có câu: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” để thấy rằng có được bát cơm dẻo ngon thì người nông dân đã phải vất vả một nắng hai sương thế nào. Thế nhưng để làm ra những mẻ bún ngon từ những hạt gạo thấm đầy mồ hôi ấy càng cực nhọc hơn và phải trải qua nhiều khâu phức tạp.

Phức tạp ở ngay khâu đầu tiên là chọn chất liệu làm bún. Gạo được chọn phải là thứ gạo tẻ dẻo cơm (gạo mùa). Phải chăng là thứ gạo có vị phù sa của sông Kinh Thầy, có hương sen thơm ngát trong hồ nước đầy tỏa ra quyện lấy bông lúa? Nước sạch là yếu tố tiếp theo quyết định màu và chất lượng của sợi bún. Mùa hè thì ngâm gạo già nửa buổi còn mùa đông phải ngâm non một ngày. Gạo ngâm xong, đem xóc sạch bằng nước lã rồi cho vào cối xay nhuyễn với nước để tạo thành thứ bột gạo dẻo, nhỏ, mịn.
 
alt
Nguồn ảnh: dinhduong

Khuôn bún thường làm bằng chất liệu dạng ống dài, phía đầu khuôn có một miếng kim loại đục các lỗ tròn. Người thợ dùng tay vắt mạnh bột cho chảy thành dòng qua khuôn xuống nồi nước đang sôi réo và cuộn xoáy những thách thức. Những sợi bún theo đà xoáy tròn ấy mà chảy không dứt cho đến khi hết cả mẻ bột mà không đứt gãy rối ren, rất có trật tự hàng ngũ. Sợi bún trong nồi luộc vài ba phút thì vớt ra, tráng qua nước lọc cho khỏi bết dính, dùng tay vắt thành con bún, lá bún hoặc bún rối theo nhu cầu người tiêu dùng và sao cho phù hợp với những món ăn truyền thống. Bún thành phẩm phải được đặt trên các thúng, mẹt băng tre có lót sẵn lá chuối xanh, hong khô và ủ trước khi đem ra chợ bán.

Qua một quá trình phức tạp, cuối cùng những người dân Phú Đô cũng cho ra những mẻ bún rất riêng không thể lẫn với các loại bún khác. Sợi bún Phú Đô tròn, mềm, trắng trong chứ không trắng đục. Khi ăn, sợi bún mát mát, ngậy chứ không dai, không chua, không nát như bún khác.

Không kể đông hay hè, sáng trưa chiều hay tối, bún Phú Đô vẫn hiển hiện trên khắp ngóc ngách Hà Nội. Vỉa hè có bún, cửa hàng có bún, mà thậm chí khách sạn cũng có bún. Tính ra phải có đến mấy trăm món ăn kèm với bún như: bún riêu, bún ốc, bún thang, bún mọc, bún ngan, bún chả, bún cá... và ngon nhất với cánh sinh viên vẫn là bún đậu chấm mắm tôm. Còn gì thú hơn, mỗi buổi trưa, khi cái bụng “háu ăn” đã cồn cào, sôi réo, thúc giục những chủ nhân miệt mài trên giảng đường rủ nhau ngồi xổm quanh mẹt bún nơi vỉa hè vừa ăn vừa “buôn dưa lê, bán dưa hấu”. Đôi mắt cứ hau háu nhìn những miếng đậu phụ phồng lên trong mỡ đang nổ lách tách, dõi theo từng cử động bàn tay chị chủ hàng đang thoăn thoắt đảo đậu cắt bún, hít hà mùi mắm tôm đặc trưng, miệng nuốt ực từng tiếng thèm thuồng chờ đến lượt. Dân công sở ngại đi xa thì lại tìm đến bún mọc, bún chả... cũng có cái ngon riêng của nó.
 
alt
Nguồn ảnh: dinhduong

Mà ăn đơn giản nhất theo kiểu “nhà quê” là bún rưới nước mắm vắt chanh hoặc quất điểm thêm vài lát ớt tươi cũng ngon tuyệt. Vị mặn của biển hòa với vị chua chua cay cay cứ cuốn trôi đi từng đĩa bún, không biết no, khi dừng lại thì cái bụng đã căng phồng.

Mỗi món ăn kèm bún Phú Đô là một vị riêng, một cá tính tô điểm hương sắc cho tinh hoa ẩm thực đất Kinh Kỳ. Ai đã từng ăn bún Phú Đô một lần sẽ cảm nhận và thấu hiểu, bồi hồi tìm về một miền ký ức những lời hát ru tuổi thơ... “có lời mẹ hát ngọt ngào hôm nay”.

Cốm làng Vòng

Tinh hoa đất Việt, cốm làng Vòng cũng góp phần tô đậm thêm sự phong phú trong am thuc Việt. Cốm làng Vòng đậm chất thu  "rất" Hà Nội, một món ăn thơm mùi lúa sữa, mang đậm chất rong rêu và cổ kính mà thanh đạm, một món ăn đã đi vào lòng người để chỉ nhắc tới Thu Hà Nội thì hẳn ai cũng biết đặc sản Cốm Làng Vòng. Cốm chính là món ăn được tạo ra bởi tình yêu của mẹ thiên nhiên, từ hơi thở của mảnh đất ngàn năm Văn Hiến, từ những bông lúa non vừa qua kỳ đổ sữa. Vị lúa non cuốn hút say mê lòng người như một chất men của tinh hoa đất Việt, một sản vật vừa bình dị thân quen mang đậm vị quê, vừa tao nhã lại thanh cao nơi chốn thị thành đã trở nên một sản vật mà chỉ ở Làng Vòng ta mới tìm được.

Nhớ tới cốm ta sẽ trải lòng theo màu xanh ngọc, màu rong rêu cổ kính, màu hoài niệm, màu của những hạt cốm mang hương trời khí đất, mang theo cả hồn quê và huyền thoại làng, được bọc bên ngoài chiếc lá sen Tây Hồ phảng phất hương thơm thoát tục, rồi được khéo léo buộc lại bằng sợi rơm óng ả màu xanh lúa như gói những nét tinh tế lên hàng nghệ thuật của món quà dân giã người Tràng An gửi gắm. Để có thể "cảm" được hết hương sắc của cốm, người thưởng thức không thể vội vàng mà phải dùng những ngón tay nhúm vài hạt cốm, nhai nhẹ nhàng sẽ thấy vị dẻo dại, ngọt lành, thơm dịu tan dần trong miệng. Nhâm nhi cùng chén trà bên bạn hữu tri ân hay ăn kèm những quả chuối trứng quốc thì ta mới thấy được sự hội tụ của tinh hoa đất trời, của nắng, của gió, của hồn quê cho ta sống lại một thời thơ bé, cho hồn thong thả trong nắng thu Hà Thành.

Cốm Làng Vòng không chỉ là đặc sản "không thể thiếu" mỗi dịp thu về Hà Nội mà còn có mặt trong mâm cỗ "bén duyên" của những cặp trai gái vào những ngày dạm hỏi cau trầu. Có phải món quà vô giá này đã mang đủ vị của vùng đất "Địa Linh Nhân Kiệt" nên khiến cho không chỉ những người dân Hà Nội từ xưa tới nay đều say mê mà còn làm say lòng mọi người dân đất Việt. Ngay cả tới những thực khách du lịch nơi xa, khi đã đặt chân lên mảnh đất Hà Thành mà được nếm vị ngon thơm của Cốm Làng Vòng thì khó có thể quên mang theo sản vật "quê lúa" để làm quà cho bạn bè phương xa chưa có duyên "say hương làng Cốm". Những người con xa quê, chỉ cần nhìn thấy màu xanh của cốm thu, lắng đọng hương thơm dịu dàng, nồng nàn hương lúa sữa thì tình yêu quê hương sẽ ùa vào mà thấy lòng nao nao... nhớ nơi "chôn rau cắt rốn" của mình.
Bởi những điều thuần khiết khó cưỡng của sản vật quê hương đã khiến cho Cốm Làng Vòng trở thành món quà quý báu, một đặc sản vùng quê lúa nước để chúng ta giành tặng cho nhau bằng tình cảm tri ân, tình bằng hữu và hơi thở nơi tình yêu đất mẹ.

Bánh cốm hàng Than

Từ lâu, bánh cốm Hàng Than đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp và là món quà được ưa chuộng của du khách thập phương. 

Nghề bánh cốm làm quanh năm nhưng bận rộn nhất vào mùa cưới. Bắt đầu từ tháng 8 âm lịch, các cửa hàng phải hoạt động hết công suất mới đủ phục vụ. Những cửa hiệu bánh cốm nổi tiếng như Nguyên Ninh, An Ninh, Nguyên Hưng... luôn đặt chữ tín lên hàng đầu để giữ gìn thương hiệu, bản sắc riêng cho sản phẩm của mình. 

Bà Thuần chủ cửa hiệu Nguyên Ninh (11 Hàng Than) cho biết để giữ gìn được uy tín cho cửa hàng, bản thân người làm bánh cốm phải có cái tâm, cẩn thận từng ly, từng tý chứ không thể làm theo kiểu "khuất mắt trông coi được". Sản phẩm của cửa hàng Nguyên Ninh đảm bảo tinh khiết không có chất phụ gia, chất bảo quản, hạn sử dụng trong vòng 3 ngày.

Theo quan niệm của gia đình, việc giữ chữ tín và tinh khiết cho những chiếc bánh cũng là giữ tinh khiết cho ngày lễ hội, ngày cưới của các cặp vợ chồng. Chính vì những suy nghĩ như vậy, cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh không bao giờ chạy theo lợi nhuận mà mà quên vấn đề chất lượng, ngay cả đối với khách hàng, cửa hàng cũng không bán lấy được mà khuyên những người đi chặng đường xa, dài ngày không nên mua bánh dễ bị hỏng. 

Uy tín bánh cốm Nguyên Ninh đã được khẳng định qua 6 đời làm bánh cốm. Cửa hàng số 11 Hàng Than không lúc nào vắng khách. Gian hàng không phô trương, người bán hàng chỉ cần nhanh tay xếp bánh đưa cho khách bởi trên quầy có sẵn bảng giá và cả thông báo: "Đề nghị quý khách không đổi hoặc trả lại hàng. Xin cảm ơn!".

Để có một chiếc bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh, phải chọn những hạt cốm được làm từ hạt thóc nếp Thái Bình, là loại hạt cốm già và loại 1; đậu làm nhân cũng phải chọn những hạt mẩy đều, đem ngâm nước cho nở hết, bóc vỏ, đồ lên rồi giã nhuyễn trộn lẫn với dừa, đường kính trắng. 

Hạt cốm được ướp rồi đem xào trên chảo nóng khoảng 2 giờ đồng hồ, đến khi những hạt nếp quyện lại và vẫn giữ được màu xanh. Trong cốm trộn một ít dừa và đường kính, ở giữa là nhân đỗ, sau đó bánh được gói bằng giấy nilông và bọc hộp giấy. Bánh của Nguyên Ninh có vị dịu ngọt từ ngoài và đậm dần vào trong nhân, có vị dẻo thơm của cốm và ngọt bùi của đỗ xanh.

Nghề làm bánh cốm ở phố Hàng Than nay cũng khác xưa nhiều. Trước năm 1989, cả phố Hàng Than chỉ có vài nhà làm bánh cốm, giờ đây đã có tới gần 50 cửa hàng.

Trước đây, xào bánh cốm bằng tay, đun bằng than củi bây giờ việc xào cốm đã được thay bằng máy và đun bằng bếp ga. Theo các chủ cửa hàng, có như thế mới đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, nguyên liệu, cách thức làm bánh cốm vẫn không thay đổi.

Chủ cửa hàng bánh An Ninh, số 43 Hàng Than cho biết, hiện nay, 99% số cửa hàng bánh cốm ở Hàng Than đều sử dụng công nghệ bằng máy do thợ làm, chủ cửa hàng chỉ giám sát, hướng dẫn. 

Nguyên liệu làm bánh cốm do một làng nghề ở Thái Bình cung cấp cho cả phố, chỉ một số ít làm theo đơn đặt hàng là lấy cốm khô nguyên liệu. Giá loại cốm khô nguyên liệu này khoảng 150.000 đồng/kg trong khi cốm Thái Bình vài chục ngàn/kg. 

Anh Lê Xuân Thủy, chủ cửa hàng bánh cốm Nguyên Hưng, số 79 Hàng Than cho biết, mặc dù giao cho thợ làm bánh nhưng anh phải thường xuyên theo sát, khâu kỹ thuật do 2 vợ chồng đảm nhận. Bánh đạt tiêu chuẩn phải mịn màng, thơm, tinh khiết, để lâu, không mốc, không chua. Muốn vậy, cửa hàng phải  ký lưỡng ngay từ khâu chọn cốm, quy trình sản xuất luôn đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh... 

Bánh của Nguyên Hưng để được 5 ngày, giá từ 3.000-5.000 đồng/chiếc. Mùa hè cửa hàng chỉ làm bán trong ngày, mùa đông để lâu hơn. Do không phải thuê cửa hàng, nghề làm bánh cốm đã tạo việc làm thường xuyên cho vợ chồng, con cái, mang lại sung túc cho gia đình. 

Hầu hết các cửa hàng trên phố Hàng Than đều duy trì được lượng khách hàng quen, ngoài ra phục vụ cho nhu cầu khách du lịch và lễ hội, cưới xin, ma chay... 

Bánh cốm Hàng Than đã tạo cho Hà Nội một hương sắc riêng mà người có công sáng tạo ra loại bánh cốm độc đáo này vào năm 1865 không ai khác là cụ tổ Nguyễn Duy của dòng họ với hàng bánh cốm Nguyên Ninh ở số nhà 11 phố Hàng Than. 

Nét độc đáo trong am thuc Việt

Cá cuộn thịt nấm


Àêy laâ moán ùn ngon vaâ nhiïìu chêët dinh dûúäng. Thúm muâi caá, nêëm, võ àêåm àaâ cuãa caác gia võ. Moán naây phaãi ùn luác noáng keâm vúái rau söëng, baánh traáng.
Nguyïn liïåu:
- Caá fillet: 500 gr. - Thõt lúån: 350 gr.
- Nêëm hûúng: 100 gr.
- Trûáng gaâ: 3 quaã. - Böåt mò: 100 gr.
- Söët chua: 100 ml.
- Nûúác mùæm, tiïu, haânh hoa.
Thûåc hiïån;
Caá laång laát moãng. Thõt lúån xay nhoã, nêëm hûúng, haânh khö bùm
nhoã. Tröån àïìu thõt lúån, nêëm hûúng, haânh khö, gia võ.
Cuöån laåi têím trûáng vaâ böåt myâ.
Chiïn vaâng àïìu vaâ chêëm vúái nûúác söët chua ngoåt 
Am thuc Việt Nam

Thịt kho nước dừa

Một món ăn ngon cho những ngày thời tiết mát mẻ rất thích hợp cho sum họp gia đình, tụ tập bạn bè cùng nhau vào bếp.

Thịt kho nước dừa cũng là một món am thuc của người việt không mất quá nhiều thời gian hay công sức, chúng ta cùng làm nhé.
Nguyên liệu chế biến:
 - 1/2kg thịt  mông hoặc thịt đùi heo
 - 1 trái dừa tươi
 - 1 chén nước sôi
 - Nước mắn ngon
 - 4 tép tỏi
 - 1 cục đường thẻ
 - Gia vị
 Thực hiện như sau:
Thịt cắt thành 8  hay 10 miếng vuông. ướp thịt với tỏi giã nhuyễn và đường thẻ, gia vị nước mắm chừng 1h đồng hồ cho thấm gia vị. Trứng luộc chín, bóc vỏ.
Nấu thịt và trứng vịt cho nước sắt lại( thịt săn) , đổ nước dừa vào cùng với một chén nước sôi, cho lửa to. Khi nước dừa sôi thì vớt bọt bỏ đi, hạ nhỏ lửa liu riu, đậy vung lại và hầm cho chín nhừ. Nếm cho vừa ăn. Dọn ra đĩa. Miếng thịt lớn có thể cắt nhỏ cho vừa miệng, trừng bổ làm đôi hoặc cắt thành 4 miếng.
Thế là xong..chúc các bạn thành công!


Cua rang me chua

Đây là món hải sản được nhiều người ưa thích, tuy cách làm, chế biến hơi cầu kỳ những thành quả đem lại là hương vị khá hấp dẫn tạo nên sự phong phú cho am thuc Việt Nam.

Cách chế biến món ăn ngon này cần những nguyên liệu sau:- Cua thịt 2con: 0,5 - 0,6kg/con
 - nước me chua: 1/2 chén ăn cơm
 - Hành tây: 1 củ bổ múi cam
 - Hành hoa băm nhỏ: 2 thìa
 - bột gà:1 thìa
 - Đường: 2 thìa
 - Tiêu bột, muối, ớt tươi, gừng (thái chỉ)
Thực hiện:
Rửa sạch cua, cho cả 2 con vào chiên rồi mới bóc mai, phổ, cắt cua làm 4, để lại mai để trang trí. Hào nước me chua với bột gà, tiêu, nếm thấy chua dịu vừa ăn là được.
Phi hành khô, xào hành tây(cần đảo nhanh tay) rồi cho cua vào đảo đều. Cho nước me đã hòa vào đảo đều, rắc một chút bột đao. Nếm gia vị, cho hành hoa băm nhỏ, gừng, ớt, vào đảo đều.
Trang trí lại khi bày ra đĩa trông rất bắt măt...Vậy là bạn đã có được món cua rang me chua với hương vị đặc biệt cho bạn, người thân và gia đinh.

Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt Nam, nơi giúp bạn chế biến những món ăn ngon.

Số người online

It's free
index